"Không
ai có thể điều khiển giấc mơ, nhưng các con chúng ta sẽ mơ thấy tình yêu thương và sự chia sẻ thật đẹp đẽ. Đó là những bức tranh mà người làm cha mẹ đã vẽ vào tâm hồn thơ ngây của các con bằng những câu chuyện cổ tích."
Truyện kể rằng gia đình nọ sinh được 3 anh em, người anh cả tên là Thỏ Nâu, người anh thứ hai tên là Thỏ trắng và người em gái út tên là Thỏ Ngọc. Năm ấy dân làng mất mùa đói kém,
rất
nhiều
gia đình đã phải ly tán. Sau khi nhặt nhạnh hết tất cả những gì có thể dùng làm thức ăn để lại cho các con cầm cự, bố mẹ 3 bạn nhỏ tạm biệt các con để vào rừng xa kiếm thức ăn. Ba anh em thỏ nén gạt nước mắt trông theo cho đến khi bóng bố mẹ khuất dần sau rặng núi xa xa.
... Trời vẫn mưa như trút
kèm theo gió rét lạnh buốt sương. Ba anh em thỏ ôm chặt nhau cho đỡ lạnh. Thương hai em nên
Thỏ
Nâu anh đã ra ngoài kiếm củi khô để về sưởi ấm, nhưng không
may bị
ốm
nặng.
Thức
ăn bố
mẹ
để
lại
ngày một ít đi. Do đói, rét và chăm anh nên Thỏ Trắng cuối cùng cũng bị ốm. Gió và mưa mỗi lúc càng mạnh khiến căn nhà nhỏ vốn đã chông
chênh giờ như muốn đổ sập. Không còn một nhánh củi khô nào, thức ăn cũng đã cạn hết. Nhìn hai người anh ốm mê man, chân tay lạnh ngắt khiến Thỏ Ngọc vô cùng xót xa... Sau một hồi tìm kiếm và cuối cùng cô bé
đã reo lên vui sướng khi nhìn xuống mái tóc của mình. Đúng rồi, cô sẽ cắt mái tóc dài để dùng làm củi đốt sưởi ấm cho hai anh ... Khi tỉnh dậy, hai người anh thấy Thỏ Ngọc nằm bất tỉnh, vội vàng lay gọi em. Thì ra
cô bé sau khi cắt đi mái tóc của mình sưởi ấm cho hai anh, cô bé cũng đã cắn bật máu tay mình
để
tiếp
sức
cho hai anh. Thỏ Nâu và Thỏ Trắng khóc gào gọi tên em nhưng Thỏ Ngọc vẫn nằm im nhắm nghiền đôi mắt. Vừa khi đó bố mẹ của 3 anh em cũng về đến nơi, trên
tay họ
là giỏ
bánh bằng bột màu trắng thơm phức. "Các con ơi bố mẹ đã kiếm được thức ăn rồi". Nhưng tiếng reo của họ đã vội ngưng lại khi nhìn thấy cô con gái út Thỏ Ngọc. "Con ơi tỉnh dậy đi. Con dậy mà nếm miếng bánh bố mẹ đã mang về này". Nhưng mặc cho bố mẹ, hai anh lay gọi mãi nhưng Thỏ Ngọc đã vĩnh viễn rời xa. Cô bé đã tiếp sức cho hai anh đến cạn giọt máu cuối cùng của cơ thể mình!
Những chiếc bánh bằng bột trắng tinh khiết (là món bánh dẻo sau này) đã thấm đầy nước mắt của thỏ bố, thỏ mẹ và hai thỏ anh trở thành một màu nâu vàng sẫm giống như những ngọn lửa đang cháy (chính là món bánh nướng sau này). Dường như tình yêu thương dâng trào quá lớn, không ai còn cảm thấy đói và rét.
Câu chuyện này đã làm cảm động đến Ngọc Hoàng thượng đế nên người đã ban cho Thỏ Ngọc sống lại. Cả gia đình ôm lấy nhau mừng rỡ. Thỏ Ngọc đã xin với Ngọc Hoàng ban cho dân làng không còn bị đói và rét nữa. Gia đình Thỏ Ngọc đem những chiếc bánh chia đều cho dân
làng.
Để ghi nhớ tấm lòng hiếu thảo của cô bé Thỏ Ngọc, từ đó mọi người đều lấy ngày rằm tháng tám là ngày tết trung thu
dành cho các bạn nhỏ chăm ngoan. Đêm trung thu phá cỗ trông trăng,
khi nhìn ngắm ánh trăng sáng tỏ các con sẽ thấy bóng một người bạn nhỏ với mái tóc dài thướt tha bay nhè nhẹ - đó chính là bạn Thỏ Ngọc đấy ạ. Và một mâm cỗ Trung Thu dù to hay nhỏ thì đĩa bánh
dẻo
và bánh nướng vẫn luôn được bày trang trọng!
Tình
yêu thương đó chính là sức mạnh giúp ta vượt qua mọi gian khó chỉ để muốn người mình yêu thương hạnh phúc, vẹn tròn. Nó xua
đi màn đêm u tối và nhường chỗ cho mặt trời ban tặng ánh sáng và
hơi ấm cho tất cả mọi người. Và rồi ta cảm thấy thật hạnh phúc khi nhận ra đó là điều vô giá mà cuộc sống ban tặng cho mỗi chúng ta.
Góp nhặt
Thứ Bảy
Tuần II Mùa Chay Năm A
PHÚC
ÂM: Lc 15, 1-3. 11-32
“Em
con đã chết nay sống lại”. (Lc 15, 32)
Khi ấy, những
người thâu thuế
và những người
tội lỗi
đến gần
Chúa Giêsu để nghe Người
giảng. Thấy
vậy, những
người biệt
phái và luật sĩ lẩm
bẩm rằng:
"Ông này đón tiếp những
kẻ tội
lỗi và cùng ngồi
ăn uống với
chúng". Bấy giờ
Người phán bảo
họ dụ
ngôn này:
"Người kia có hai con
trai. Đứa em đến
thưa cha rằng:
'Thưa cha, xin cha cho con phần
gia tài thuộc về
con'. Người cha liền
chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người
em thu nhặt tất
cả tiền
của mình trẩy
đi miền xa và ở
đó ăn chơi xa xỉ,
phung phí hết tiền
của. Khi nó tiêu hết
tiền của,
thì gặp nạn
đói lớn trong miền
đó và nó bắt đầu
cảm thấy
túng thiếu. Nó vào giúp việc
cho một người
trong miền, người
này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn
ăn những đồ
heo ăn cho đầy bụng,
nhưng cũng không ai cho. Bấy
giờ nó mới
hồi tâm lại
và tự nhủ:
'Biết bao người
làm công ở nhà cha tôi được
ăn uống dư
dật, còn tôi, tôi ở
đây phải chết
đói! Tôi muốn ra đi, trở
về với
cha tôi và thưa người
rằng: "Lạy
cha, con đã lỗi phạm
đến Trời
và đến cha; con không đáng được
gọi là con cha nữa,
xin cha đối xử
với con như
một người
làm công của cha"'. Vậy
nó ra đi và trở về
với cha nó. Khi nó còn ở
đàng xa, cha nó chợt trông thấy,
liền động
lòng thương; ông chạy
lại ôm choàng lấy
cổ nó và hôn nó hồi
lâu. Người con trai lúc đó
thưa rằng:
'Lạy cha, con đã lỗi
phạm đến
Trời và đến
cha; con không đáng được gọi
là con cha nữa'. Nhưng
người cha bảo
các đầy tớ:
'Mau mang áo đẹp nhất
ra đây và mặc cho cậu;
hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu,
và xỏ giầy
vào chân cậu. Hãy bắt
con bê béo làm thịt để
chúng ta ăn mừng, vì con ta đây
đã chết, nay sống
lại, đã mất
nay lại tìm thấy'.
Và người ta bắt
đầu ăn uống
linh đình.
"Người con cả
đang ở ngoài đồng.
Khi về gần
đến nhà, nghe tiếng
đàn hát và nhảy múa, anh gọi
một tên đầy
tớ để
hỏi xem có chuyện
gì. Tên đầy tớ
nói: 'Đó là em cậu đã trở
về và cha cậu
đã giết con bê béo, vì thấy
cậu ấy
trở về
mạnh khoẻ'.
Anh liền nổi
giận và quyết
định không vào nhà. Cha anh ra xin anh
vào, nhưng anh trả
lời: 'Cha coi, đã bao nhiêu năm con hầu
hạ cha, không hề
trái lệnh cha một
điều nào, mà không bao giờ
cha cho riêng con một con bê nhỏ
để ăn mừng
với chúng bạn;
còn thằng con của
cha kia, sau khi phung phí hết tài sản
của cha với
bọn điếm
nay trở về,
thì cha lại sai làm thịt
con bê béo ăn mừng nó'. Nhưng
người cha bảo:
'Hỡi con, con luôn ở
với cha, và mọi
sự của
cha đều là của
con. Nhưng phải
ăn tiệc và vui mừng,
vì em con đã chết nay sống
lại, đã mất
nay lại tìm thấy'
".
0 comments:
Đăng nhận xét