Một
người
kia rất
nghèo và vẫn thường
nghĩ mình là người nghèo khổ
nhất
trên khắp
mặt
đất
này. Thế
rồi,
một
hôm ông ta lên đường và gặp
một
người
hành khất
khác còn nghèo khổ hơn
mình hơn
nữa.
Ông dừng
lại
chào hỏi
và nói:
-
Từ
trước
tới
nay tôi vẫn tưởng
mình là người nghèo khổ
nhất
trong thiên hạ, thế
mà hôm nay gặp anh tôi thấy
anh còn nghèo hơn tôi nữa,
vì đến
cái che nắng che mưa
trên đầu
anh cũng không có.
Người
hành khất
đáp:
-
Này ông bạn ơi,
xin ông đừng
quên rằng
mỗi
người
nghèo trên đường đi của
mình đều
gặp
thấy
những
người
khác còn nghèo khổ hơn
nữa.
Đó là điều
duy nhất
an ủi
chúng ta hơn cả,
bởi
vì mình vẫn còn có thể
cho đi người khác một
cái gì đó.
Nghe
vậy,
người
ấy
liền
giơ
tay lên đầu
lấy
mũ trao cho người nghèo không có mũ. Dọc
đường,
người
ấy
lại
gặp
một
người
khác nghèo hơn nữa
không có manh áo che thân, và người
ấy
liền
cởi
áo mình ra trao cho người kia. Tiếp
tục
con đường
hành trình, người ấy
lại
gặp
những
người
khác nghèo hơn nữa
và trao cho mỗi người
một
chút cái mình có. Sau cùng, người ấy
chỉ
còn đôi dép trong chân và cảm thấy
hài lòng sung sướng vì còn có thể
tiếp
tục
đường
đi.
Khi
hoàn tất
cuộc
hành trình, người nghèo ấy
thấy
mình đến
trước
cửa
thiên đàng và nhận ra mình chỉ
còn hai bàn chân đi đất, thân mình hoàn
toàn ở
trần.
Mẩu
truyện
trên đây nói lên ý nghĩa sâu xa của
tinh thần
nghèo khó là gì. Thật vậy,
chúng ta thường nghe nói: ”Không ai nghèo khó đến nỗi
không có gì để cho đi và cũng không ai giầu
có đến nỗi
không có thể lãnh nhận
được gì thêm nữa”.
Cái
phải
cho đi khó hơn là chính bản
thân mình, khi nào chúng ta chưa biết
cho đi chính mình chúng ta vẫn chưa
phải
là người
nghèo khó nhất. Cho đi chính bản
thân mình mới là điều
kiện
căn bản
không thể
thiếu
sót để
nhận
lãnh tất
cả,
tức
là nhận
lấy
tình yêu và chọn con đường
yêu thương.
Làm sao có thể
chọn yêu thương
khi chúng
ta cảm nghiệm
được tình thương
quá
ít
ỏi, khi chung quanh chúng ta vẫn
còn nhiều hận
thù và mọi hình thức
ích kỷ ?
Phải,
chúng ta vẫn có thể
chọn
yêu thương
bắt
đầu
từ
những
bước
nho nhỏ
có thể
được.
Có thể
bắt
đầu
từ
một
nụ
cười,
từ
một
lời
nói âu yếm,
một
lời
khích lệ
cảm
thông, một
lời
chào hỏi
thân tình, một sự
quan tâm chú ý, một đồng
tiền
nhỏ
bé, một
món quà đơn sơ.
Đó là những
bước
tiến
nho nhỏ
trên con đường yêu thương,
như
những
cái chấm
nối
lại
thành một
đường
thẳng.
Cũng vậy,
những
hành động
yêu thương
nho nhỏ
sẽ
ghép lại
thành con đường yêu thương
dài cho đến
khi đạt
tới
nguồn
tình yêu là chính Thiên Chúa (R. Veritas).
Mùa
Chay đòi hỏi chúng ta thống
hối
để
kết
hiệp
mật
thiết
vào cuộc
tử
nạn
của
Chúa Giêsu, để cùng hưởng
sự
Phục
sinh vinh hiển của
Người.
Vì vậy,
cầu
nguyện,
ăn chay và làm phúc bố thí là thực
hành sống
những
điều
cốt
yếu
của
tinh thần
Mùa Chay.
Lm.
Giuse Đinh lập Liễm
Thứ Sáu sau Thứ Tư Lễ Tro
PHÚC ÂM: Mt 9, 14-15
“Khi tân lang ra đi, bấy giờ họ mới ăn
chay”. (Mt 9,15)
Khi ấy, Chúa Giêsu sang
miền Gêsarênô, các môn
đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: "Tại sao chúng tôi và
những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?" Chúa
Giêsu nói với họ: "Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay".
thanhlinh.net
0 comments:
Đăng nhận xét