Đây là câu chuyện
của một
bệnh nhân vừa
trải qua cuộc
mổ cấp cứu
vì ung thư và
đang
trong quá
trình
xạ trị,
hóa trị tại một
bệnh viện
nước ngoài.
Ngày
thứ
nhất
sau khi vào cấp cứu
và trải
qua cuộc
mổ
an toàn, bệnh nhân được
cho biết
về
tình trạng
khối
u và đang trong tình trạng lo lắng,
buồn
phiền.
Người
y tá đi vào và cho biết có một
món quà được gửi
đến,
một
chiếc
vòng tay đơn giản
với
dòng chữ
Courage (Can đảm). Tuy không biết
người
gửi
là ai nhưng
trong khoảnh khắc
bất
an đó, chiếc vòng đã mang lại
một
niềm
tin kỳ diệu và giúp bệnh
nhân bình tĩnh lại khi nghĩ về
căn bệnh
của
mình. Nhiều ngày sau đó, người
gửi
được
biết
chính là người bác sĩ trực
cấp
cứu
đã nhận
bệnh
và chẩn
đoán sơ
bộ
trước
khi bàn giao cho bác sĩ phẫu thuật,
người
mà thậm
chí không ai nhớ tên vì chỉ
tiếp
xúc vài lần trong lúc bệnh
nhân và gia đình đang lo lắng và sợ
hãi.
Về
chiếc vòng, sau đó được biết là có nguồn gốc từ tổ chức John Wayne Cancer
Foundation, một tổ chức thiện nguyện phi chính phủ được thành lập để kỷ niệm diễn viên John Wayne và cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư của ông. Phương châm của
tổ chức này là đem lại sự can đảm, sức lực và niềm tin cho cuộc chiến chống ung thư cho các bệnh
nhân.
Vài
ngày sau mổ, bệnh
nhân được
gửi
đến
một
trung tâm hóa trị cách nhà khá xa. Người
bác sĩ hóa trị đã rất
ngập
ngừng
và muốn
từ
chối
tiếp
nhận
trường
hợp
này, không phải vì ngại
vấn
đề
chi phí, cũng không phải vì bệnh
quá khó, lại càng không phải
vì không có phong bì , phong bao… Chỉ
đơn
giản
vì ông không muốn người
bệnh
phải
di chuyển
một
quãng đường
khá dài như thế,
vì ông biết người
bệnh
sẽ
rất
mệt
trong quá trình xạ và hóa trị.
“Ít di chuyển một
chút thì người bệnh
đỡ
mệt
một
chút”, ông nói như thế.
Vị
bác sĩ đó chỉ đồng
ý nhận
điều
trị
sau khi cố gắng
liên hệ
một
số
trung tâm xạ trị
gần
hơn
nhưng
không thành công vì lý do bảo
hiểm.
Sau một
tuần, đợt xạ trị bắt đầu làm bệnh nhân cảm thấy rất mệt và khó chịu. Các kỹ thuật viên và y tá phụ trách không động viên bệnh nhân một cách đơn thuần. Họ kể lại những trải nghiệm của chính bản thân họ, một người bị ung thư não, một
người bị ung thư buồng trứng, một người bị ung thư vú … Tất cả họ đều đang làm việc và đang khỏe mạnh. Họ kể lại những gì họ đã trải qua trong suốt thời gian xạ trị và hóa trị, những nỗi đau và niềm vui. Mỗi câu chuyện đều có những nét riêng của nó nhưng câu cuối
của họ đều giống nhau: “Hãy cố lên, bạn sẽ làm được !”.
Những
chi tiết
nhỏ
như
thế
làm bệnh
nhân cảm
thấy
ấm
áp, cảm
thấy
là chính mình đang được quan tâm và điều
trị,
chứ
không phải
là căn bệnh
đang được
điều
trị.
Đó cũng là điều mà hiện
nay một
số
không ít nhân viên ngành Y của chúng ta đang bỏ
quên. Chúng ta quên là chúng ta đang điều
trị
bệnh
nhân, một
con người
chứ
không phải
một
căn bệnh.
Chỉ
cố
gắng
“hoàn thành nhiệm vụ”,
không nghĩ về những
cảm
thụ
và suy nghĩ của người
bệnh,
phần
nào đó chính là sự vô tâm hay vô cảm.
Thứ Bảy Sau Thứ Tư Lễ Tro
PHÚC ÂM: Lc 5, 27-32
“Ta không đến kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn
năn hối cải”. (Lc 5, 32)
Khi ấy, Chúa Giêsu trông
thấy một người quan thuế tên là Lêvi đang
ngồi ở bàn thu thuế, Ngài bảo ông: "Hãy đi
theo Ta". Ông liền bỏ mọi sự đứng dậy theo Người. Lêvi đã dọn một bữa tiệc linh đình thết đãi Người tại nhà ông. Có đông người thu thuế và nhiều người khác cùng ngồi ăn với các ngài. Những người biệt phái và các luật sĩ của họ lẩm bẩm với các môn đệ của Người rằng: "Sao các người lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?" Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Những ai mạnh khoẻ không cần tới thầy thuốc, chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải".
thanhlinh.net
0 comments:
Đăng nhận xét