Dương
Phủ
sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng
ông để
hết
tâm phụng
dưỡng
song thân.
Một
hôm, ông nghe nói bên đất Thục
có ông Vô Tế đại
sĩ. Dương
Phủ
bèn xin từ biệt
song thân để đến
thụ
giáo bậc
hiền
triết.
Ði
được
nửa
đường,
ông gặp
một
vị
lão tăng. vị lão tăng khuyên Dương
Phủ:
"Gặp
được
bậc
Vô Tế
chẳng
bằng
gặp
được
Phật".
Dương
Phủ
hỏi
vặn
lại:
"Phật
ở
đâu?". Vị lão tăng giải
thích: "Nhà ngươi cứ
quay trở
về,
gặp
người
nào mặc
cái áo sắc
như
thế
này, đi đôi dép kiểu như
thế
này thì chính là Phật đấy".
Dương
Phủ
nghe lời
quay về
nhà. Ði dọc đường,
ông chẳng
gặp
ai như
thế
cả.
Về
đến
nhà thì đã khuya, Dương Phủ
gõ cửa
gọi
mẹ.
Người
mẹ
mừng
rỡ,
khoác chăn, đi dép ra mở cửa.
Bấy
giờ,
Dương
phủ
mới
chợt
nhận
ra nơi
mẹ
mình hình dáng của Ðức
Phật
mà vị
lão tăng đã mô tả.
Từ
đấy,
Dương
Phủ
mới
nhận
ra rằng
cha mẹ
trong nhà chính là Phật.
Thứ
nhất
thì tu tại
gia
Thứ
hai tu chợ, thứ
ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng
tu nhà
Thờ
cha kính mẹ mới
là đạo
con.
Ðể yêu thương con người một cách trọn vẹn, Chúa đã trở thành một con người. Chúa có cha, có
mẹ. Chúa sinh ra
trong một gia đình... Con
người không chỉ được cứu rỗi một cách lẻ loi, nhưng trong một gia đình. Con người cần có một gia đình để sinh ra, để lớn lên và thành toàn...
Tại Nagiaréth, Chúa
đã lớn lên trong ân sủng và dáng vóc.
Chúa đã vâng phục Thánh Giuse và Mẹ Maria. Chúa đã học đọc, học viết và ngâm nga từng câu kinh thánh với Mẹ Maria. Chúa cũng học cách sử dụng từng dụng cụ trong xưởng mộc của Thánh Giuse.
Trong
ba năm sống
đời
công khai, ngôn ngữ và cách suy nghĩ của
Chúa phản
ánh phần
nào sự
giáo dục
mà Chúa đã thụ hưởng
nơi
cha mẹ.
Xin
Chúa thánh hóa tất cả
mọi
gia đình Việt Nam. Xin Chúa ban cho bậc
cha mẹ
ý thức
được
trách nhiệm giáo dục
của
họ.
Xin Chúa ban cho con cái lòng hiếu
thảo
để
biết
vâng phục,
kính yêu và phụng dưỡng
cha mẹ,
nhất
là trong lúc tuổi già của
các ngài... Và xin cho mọi gia đình Việt
Nam luôn biết tranh đấu
để
bảo
vệ
sự
hiệp
nhất
trong gia đình và biến gia đình thành Giáo
Hội
nhỏ
của
Chúa.
Trích
sách Lẽ
Sống
Thứ Bảy Tuần IV Mùa Chay Năm A
PHÚC ÂM: Ga 7, 40-53
“Đấng
Kitô xuất thân từ
Galilêa sao?” (Ga 7,41)
Khi ấy, sau khi nghe
Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: "Ông này thật là tiên tri". Kẻ khác nói: "Ông này thật là Đấng Kitô". Người khác nữa lại nói: "Đấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh Thánh chẳng nói: Đấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Đavit, và từ làng Bêlem, quê hương của Đavit?" Vì thế, dân chúng bất đồng ý kiến với nhau về Người. Trong số đó, có một ít kẻ định bắt Người, nhưng không ai dám ra tay bắt Người. Vậy khi những người thừa hành đến với thượng tế và biệt phái, các ông này hỏi họ rằng: "Tại sao các ngươi không điệu nó tới?" Các người thừa hành thưa rằng: "Chẳng hề có ai nói như người ấy". Các người biệt phái trả lời rằng: "Chớ thì các ngươi cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong các vị thủ lãnh và các người biệt phái, có ai tin
nó đâu? Chỉ có lũ khốn nạn đó nó không biết gì lề luật". Nicôđêmô là người đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm, cũng là người trong nhóm họ, nói với họ rằng: "Chớ thì luật của chúng ta có lên án cho ai mà không nghe họ, hoặc không biết rõ họ làm gì
không?" Nhưng họ trả lời rằng: "Hay ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy rằng không có tiên tri nào phát xuất từ Galilêa". Sau đó ai về nhà nấy.
Lạy Chúa, xuất thân không phải là điều quan trọng, con thích cậu bé nhỏ lượm ve chai lặng lẽ xếp ngay ngắn những đôi dép cho các bạn trong bài báo nọ. Xin cho con cũng dùng những hành động nhỏ của mình để động chạm đến trái tim những người đang dần khô khan dần vì xã hội nguội lạnh. Amen.