Một người đàn ông đồ sộ vỗ vai vào một ông linh mục, vừa hỏi vừa cười hóm hỉnh:
-Chỗ anh em với nhau, tôi hỏi thiệt tình, anh đừng giận tôi nha.
-Chuyện gì mà vô đề long trọng giữ vậy?
-Tôi nghe người ta nói: đạo của anh bắt tín đồ có tội phải đi xưng tội với cha cố và cha cố tha tuốt luốt. Cái đó có
không?
-Có. Thì đã sao nào?
-Thì đạo của anh buồn cười quá à.
-Những gì làm anh buồn cười, thì kể cho tôi nghe coi.
-Nhiều lắm. Thứ nhất: linh mục các anh là người như người ta; cũng biết ăn gian nói dối; cũng biết ngoại tình… thì tại sao lại dám ngồi tòa tha tội cho người gian dối, gian dâm?
-Ông chánh án ngồi tòa: tha bổng, kêu án tử hình, kêu án
tù chung thân…, thì ông chánh án là người hay thiên thần?
-Ông chánh án cũng là người nên cũng có
thể
phạm
tội,
nhưng
ông ngồi tòa với tư cách là đại diện công lý, đại diện cho dân.
-Thì linh mục chúng tôi có
tha tội
cho tín đồ với tư cách của cá nhân mình
đâu. Chúng tôi tha tội nhân danh Chúa và do yêu cầu của Chúa. Đức Giêsu trước khi về trời đã nói vớicác Tông đồ rằng: “Điều gì chúng con
tha dưới
đất,
thì trên trời cũng tha”.
-Tội phạm tới Chúa thì xưng với Chúa và xin Chúa tha, hà cớ gì Chúa lại trao quyền ấy cho các anh?
-Để tôi kể cho anh một câu chuyện:
Có
một người mẹ đang mổ cá, tay dơ quá. Thằng cu tí của bà đang chạy chơi trên sân sũng nước vì trời mới mưa, bỗng té ạch một cái. Bà
không muốn bỏ rổ cá đang dang dở, vì con mèo cồ đang ngồi liếm mép. Bà kêu
cô chị của thằng cu tí:
“Hai! Con đi tắm cho em!”. Cô chị cũng chẳng sạch sẽ gì, mới quét chuồng heo xong,
thoang thoảng mùi cháo thiu, vội vàng dìu cu tí đi tắm. Cu tí sạch boong, thay
quần áo mới, tóc rẽ ngôi láng
coóng, thơm thơm mùi nước hoa của mẹ, nhảy tưng tưng, cười toe toét, thương chị quá chừng.
Vậy đó. Bây giờ tôi hỏi anh: Ở trên đời này, có thằng cu tí nào thắc mắc với cô chị nórằng: “Chị lấy quyền gì mà tắm cho tôi? Chị có sạch sẽ gì đâu mà dám tắm cho tôi, chải đầu cho tôi, thay đồ cho tôi, lại còn lấy dầu thơm của mẹ mà xức cho tôi nữa. Bày đặt!”. Xin lỗi anh. Nếu trên đời này có thằng cu tí nào nói như thế, thì nó chính là anh đấy.
-Anh trả lời hay. Cho anh mười điểm.
-Còn thắc mắc gì nữa nào?
-Thắc mắc thứ hai: Có tội thì phải phạt. Còn các anh thì tội gì cũng tha tuốt luốt. Như vậy là các anh vẽ đường cho hươu chạy, lại xúi người ta cứ phạm tội tối đa.
-Linh
mục chúng tôi là
chị của thằng cu tí. Cô
chị chỉ mong muốn một điều là thằng em hết dơ. Dĩ nhiên là thằng cu tí chẳng muốn té. Nhưng có thể là nó sẽ còn té nữa. Nếu nó té nữa, thì cô chị lại tắm cho nó, an ủi và khuyên nhủ nó. Như vậy đâu phải là cô chị vẽ đường cho hươu chạy. Nói cho vui
vậy thôi, chứ vấn đề tha tội trong đạo không đơn giản như thế. Theo giáo
lý, thì muốn được tha tội, thì phải có điều kiện. Điều kiện một là phải thành tâm sám
hối, mà thành
tâm sám hối, thì bao hàm việc quyết tâm chừa tội. Điều kiện hai là phải đền tội xứng đáng. Nếu ăn trộm, phá hoại thì phải bồi thường. Bồi thường tiền của. Bồi thường danh dự, v.v… xét về mặt tâm lý, người Công giáo xưng tội xong cảm thấy tâm hồn sung sướng, giàu nghị lực để tránh tội, chứ không có ý đồ phạm tội lại, phạm tội thêm. Đó
chính là tâm tư của thằng cu tí sau khi được chị nó tắm cho. Chị tắm vàem được tắm nảy ra một tình cảm rất thân thương. Thằng cu tí thấy mình sạch quá, đẹp quá thơm quá và chẳng muốn ở dơ chút nào.
-Cho anh thêm mười điểm nữa. Không ngờ mà đạo của anh vừa có tình vừa có lý. Và…
bây giờ là thắc mắc thư ba. Nếu tôi là tín đồ Công giáo, tôi chỉ dám xưng ba cái
tội
lặt
vặt
thôi, còn tội quan trọng…, thì tôi hổng dám đâu.
-Ví dụ tội gì nào?
-Ví dụ tôi xưng tội ăn cắp xe của bố anh, mà em của anh là trưởng ban công an xã, thì thế nào anh cũng
móc điện thoại di động gọi cho em của anh ngay. Ví dụ tôi xưng tội tó tí với em dâu của anh, thì thế nào anh cũng bật mí cho thằng em trai của anh liền. Đúng không nào?
-Chà. Kẹt dữ ạ.
-Vậy là anh thua rồi phải không?
-Có thể thua thôi, chứ chưa thua đâu.
Nếu
tôi vì quá thương bố mất xe, vì quá thương thằng em làm công an đang bí lối và thương thằng em trai bị vợ cắm sừng, thì tôi có
thể làm
bật
mí tội
của
anh. Trong trường hợp này, theo Giáo Luật, thì tôi phạm một tội rất nặng. Tội này có tên là “Lỗi ấn tòa xá giải”. Sau khi phạm trọng tội này, tôi không thể đi xưng tội với bất cứ một linh mục nào. Tôi phải xin ơn tha tội nơi Tòa
Thánh.
-Đã có một linh mục lỗi ấn tòa xá giải rồi?
-Ai và ở đâu?
-Một tín đồ ở miền Tây theo cách mạng, rải truyền đơn chống Pháp, đi xưng tội. Thế là ông cha báo cò Tây đến bắt, đầy ra Côn Đảo.
-Rải truyền đơn chống Pháp thì tại sao lại bảo là tội, tại sao lại đi xưng làm
chi? Người làm cách mạng không lẩm cẩm như vậy đâu. Về vấn đề “lỗi ấn tòa” tôi khẳng định với anh rằng: linh mục là người, thì có thể phạm lỗi ấy. Nhưng trên
thực
tế,
thì tôi chưa thấy xảy ra điều đó, dù bên Tây hay bên Đông, dù thời xưa hay thời nay. Ngược lại có nhiều linh mục vì bảo vệ ấn tòa mà lâm nạn. Tôi kể cho anh nghe
hai chuyện thôi: Chuyện một. Sau thế chiến thứ hai ở bên Ý xảy ra một chuyện rất thương tâm.
Một
linh mục chánh xứ đang làm việc tại bàn giấy. Vào lúc 20 giờ 30 có người gõ cửa. Mở cửa ra thì gặp người khách lạ xin xưng tội. Hắn quỳ mọp xưng tội rất vội vã, rồi vội vàng rút lui như người bị rượt đuổi. Hắn vừa đi khỏi thì cảnh sát tới.
-Thưa linh mục, vừa có một vụ cướp của, giết người xảy ra ở nhà ga. Theo kinh nghiệm chuyên nghiệp của chúng tôi,
thì hắn
còn lẩn
quẩn
đâu đây. Vậy xin linh mục giúp chúng tôi chu toàn nhiệm vụ.
-Tôi không biết.
-Ủa, sao lại có khẩu súng lục trong sọt rác này?
-Tôi không biết.
-Nếu là súng của linh mục, thì xin vui lòng cho chúng tôi coi giấy chủ quyền. Nếu không phải của linh mục, thì xin vui
lòng cho biết ai là chủ của nó. Khẩu súng này mới xài tức thời, vì nòng của nó có mùi khen khét.
-Tôi không biết.
-Chúng tôi sẽ khởi tố linh mục về tội sở hữu vũ khí bất hợp pháp. Linh mục còn phải trả lời trước tòa: tại sao súng mới nhả đạn lại nằm trong sọt rác, dưới gầm bàn của linh mục, ngay sau thời gian có vụ nổ súng tại nhà ga. Quả thật, linh mục chánh xứ ấy phải đứng trước vành móng ngựa. Quan tòa và
công tố viên đặt ra rất nhiều câu hỏi. Nhưng câu
hỏi
nào cũng được trả lời y như nhau: “Tôi không
biết”
– Cuối
cùng tòa buộc hai tội: cướp của-giết người và khinh dễ tòa án. Rồi tuyên án tù chung thân.
Một linh mục đi tù chung thân vì tội giết người cướp của. Buồn quá! Nhục quá! Mà cũng
oan khiên quá! Nhưng linh mục ấy đã cúi đầu chấp nhận chỉ vì lương tâm
không cho phép
bật
mí bất
cứ
điều
gì mình biết trong tòa xá giải.
Mười ba năm sau,
tên trộm ấy ra tự thú. Linh mục đi tù oan được trả cả tự do lẫn danh dự. Chua quá! Nhưng cũng vinh dự quá!
Chuyện hai. Chuyện này xảy ra trong một gia đình bất hạnh. Ông chồng thì đam mê cờ bạc, rượu chè, trai
gái. Bà vợ thì cắn răng chịu đựng. Chịu đựng mãi thành hiện tượng dồnnén. Dồn nén mãi thì phải bùng vỡ. Hôm ấy ông chồng đi chơi mãi
tới
quá nửa
đêm mới
về.
Ông gọi
cửa.
Bà mở
cửa.
Ông vừa
đưa
đầu vào, thì một lưỡi dao phập xuống…
Cơn điên qua rồi, bà vợ khóc lóc thảm thiết. Bà đến nhà thờ xưng tội với cha xứ, rồi đi thú tội với công an xã. Công an xã mời linh mục chính xứ tới để bổ túc hồ sơ.
-Bà Nguyễn Thị M. khai rằng bà đã đi xưng tội, kể lể hết mọi hành vi tội ác. Vậy yêu cầu linh mục cho chúng tôi biết bà M. đã khai gì với linh mục?
-Tôi không biết.
-Đương sự đã khai với linh mục thì linh mục có nhiệm vụ phải khai với chính quyền, vì đây là vụ án quan trọng.
-Tôi không được nói, vì theo
Giáo Luật, tôi không được làm lộ những gì người ta xưngtrong tòa.
-Như vậy là ông coi thường chánh quyền. Nếu ông ngoan cố, tôi sẽ còng tay ông. Ông trưởng ban công an
xã đập
bàn, giận giữ. Ông chủ tịch mặt trận phải vội vàng chạy qua góp ý.
-Luật của đạo Thiên Chúa như vậy đó. Các anh cứ ghi nhận những gì bà M. đã khai – Bà M. đã tự thú, thì bà
con giấu giếm làm chi. Lời khai của bà là đủ rồi.
-Thôi, cụ đi về đi.
Anh công an hạ giọng, gấp hồ sơ, đứng dậy, đi tìm điếu cày…
Ông
cha xứ 90 tuổi ra về, lòng buồn man mác. Anh
công an rít một điếu thuốc lào, lòng nhẹ lâng lâng.
-Tôi giải đáp như thế là hết rồi, hết ý rồi đấy. Anh vừa lòng chưa?
-Mới vừa lòng 90 phần trăm thôi.
-90 hay 100 đã là “bên tám lạng bên nửa cân”. Tôi mừng lắm rồi. Chào anh.
Lm.Piô Ngô Phúc Hậu
Thứ Hai Tuần
VIII Thường Niên Năm lẻ
PHÚC
ÂM: Mc 10, 17-27
“Ngươi hãy đi bán tất cả gia tài rồi đến theo Ta”. Mc 10, 21
Khi ấy, Chúa Giêsu vừa
lên đường, thì một
người chạy
lại, quỳ gối
xuống trước
Người và hỏi:
"Lạy Thầy
nhân lành, tôi phải làm gì để
được sống
đời đời?"
Chúa Giêsu trả lời:
"Sao ngươi gọi
Ta là nhân lành? Chẳng có ai là nhân
lành, trừ một
mình Thiên Chúa. Ngươi đã biết
các giới răn: đừng
ngoại tình, đừng
giết người,
đừng trộm
cắp, đừng
làm chứng gian, đừng
lường gạt,
hãy thảo kính cha mẹ".
Người ấy
thưa: "Lạy
Thầy, những
điều đó tôi đã giữ
từ thuở
nhỏ". Bấy
giờ Chúa Giêsu chăm chú nhìn người
ấy và đem lòng thương
mà
bảo rằng:
"Ngươi chỉ
còn thiếu một
điều là ngươi
hãy
đi
bán
tất cả
gia tài, đem bố thí cho người
nghèo khó và ngươi sẽ
có một kho báu trên trời,
rồi đến
theo Ta". Nhưng người
ấy nghe những
lời đó, thì sụ
nét mặt và buồn
rầu bỏ
đi, vì anh ta có nhiều của
cải. Lúc đó Chúa Giêsu nhìn chung
quanh, và bảo các môn đệ
rằng: "Những
người giàu có vào nước
Thiên Chúa khó biết bao". Các
môn đệ kinh ngạc
vì những lời
đó. Nhưng Chúa Giêsu lại
nói tiếp và bảo
các ông rằng: "Hỡi
các con, những kẻ
cậy dựa
vào tiền bạc,
thật khó mà vào nước
Thiên Chúa biết bao. Con lạc
đà chui qua lỗ kim còn dễ
hơn người
giàu có vào nước Thiên Chúa".
Các ông càng kinh ngạc hỏi
nhau rằng: "Như
vậy thì ai có thể
được cứu
độ?" Chúa Giêsu chăm chú nhìn các
ông, và nói: "Đối với
loài người thì không thể
được, nhưng
không
phải đối
với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm được
mọi sự".
Lạy Chúa, cảm ơn Ngài đã ban bí tích Hòa Giải để xá giải các tội chúng con lỗi phạm. Xin Ngài luôn nâng đỡ trái tim yếu đuối của chúng con. Amen.
0 comments:
Đăng nhận xét