Văn
hào Aleksandr Solzenicyn đã ca tụng
những
ngôi giáo đường bằng
những
vần
thơ
như
sau:
"Thư
thái trên sườn
đồi,
ngạo
nghễ
trên những
ngọn
núi cao, hãy ẩn mình trong những
dòng sông sâu, những ngôi giáo đường
đẹp
như
những
công chúa vận xiêm y rực
rỡ.
Nhìn
xuống
những
mái nhà gỗ tranh là những
ngọn
tháp chuông hùng dũng. Từ phố
chợ
đến
thôn quê, từ đỉnh
tháp hướng
về
trời
cao, những
tiếng
chuông không ngừng giục
giã gọi
nhau.
Từ
thuở
nào con người vẫn
ích kỷ
nhỏ
nhen. Nhưng
chiều
về,
khi tiếng
chuông đổ
hồi
trên thôn xóm, trên đồng ruộng,
trên núi rừng, người
người
dừng
lại,
ngẩng
nhìn và ra khỏi cuộc
sống
thấp
hèn của
họ.
Cha
ông của
chúng tôi đã để lại
phần
cao quý nhất của
các ngài. Mãi mãi, tâm tình của các ngài vẫn
còn ghi khắc trong những
viên đá này, trong những tháp chuông
này".
Ở
bất
cứ
nơi
nào trên thế
giới,
giáo đường
vẫn
luôn là biểu trưng
của
sự
sống.
Còn gì buồn thảm
cho bằng
một
ngôi giáo đường biến
thành bảo
tàng viện
hoặc
không còn người lui tới.
Giáo đường
là nhà của con người:
gặp gỡ
giữa trời
cao và đất thấp,
gặp gỡ
giữa con người
với Thiên Chúa. Nhưng
quan trọng hơn
cả, giáo đường
chính là nơi gặp
gỡ giữa
người với
người: gặp
gỡ ở trong lời
cầu nguyện,
gặp gỡ
nhau trong chia sẻ, gặp
gỡ nhau trong lời
chào bình an, trong cái bắt tay của
tha thứ, của
hòa giải, gặp
gỡ nhau để
nối kết
vòng tay với người
khác, gặp gỡ
nhau để trở
lại cuộc
sống với
hăng say và nhiệt thành hơn.
Chúng
ta không thể đến
nhà thờ
mỗi
ngày mà vẫn khước
từ
gặp
gỡ
với
tha nhân. Chúng ta không thể đến
nhà thờ
mỗi
ngày mà lại không muốn
gặp
gỡ
Chúa trong cuộc sống
hằng
ngày. Chúng ta không thể tách biệt
nhà thờ
ra khỏi
cuộc
sống.
Bao lâu ngôi giáo đường còn đó, bấy
lâu người
Kitô vẫn
được
mời
gọi
để
nối
kết
đức
tin với
cuộc
sống
hằng
ngày. (thanhcavietnam)
Thứ Bảy Tuần VI Thường Niên Năm lẻ
PHÚC ÂM: Mc 9, 1-12
(Hl 2-13)
Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia cùng Môsê hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu. Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Phêrô không rõ mình nói gì, vì các ông đều hoảng sợ. Lúc đó một đám mây bao phủ các Ngài, và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là
Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Bỗng nhìn chung
quanh, các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một mình Chúa Giêsu với các ông. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: "Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?" Và các ông hỏi Người: "Tại sao các biệt phái và luật sĩ lại nói Êlia phải đến trước đã?" Người đáp: "Êlia phải đến trước để sửa lại mọi sự, và như có lời chép về Con Người rằng 'Người phải chịu nhiều đau khổ và khinh bỉ'. Vậy Thầy bảo cho các con hay:
Êlia đã đến rồi và chúng xử với người mặc ý chúng, như đã chép về người".
0 comments:
Đăng nhận xét