Có một định lý thật trái ngược đang hình thành trong xã hội Việt Nam.
Nơi nào kinh tế còn nghèo nàn, người dân lại sống đùm bọc lẫn nhau. Lá lành đùm
lá rách. Nơi nào kinh tế phát triển, người ta lại sống thờ ơ và dửng dưng với
nhau. Nhà nào cũng kín cổng cao tường. Người nghèo tối lửa tắt đèn có nhau. Họ
sẵn sàn phục vụ lẫn nhau, bất kể mưa nắng, bất kể ngày đêm. Họ phục vụ không
toan tính. Không vụ lợi. Điều này ở người giầu không có. Người giầu sẵn sàng bố thí nhưng họ không dễ dàng cúi xuống phục vụ cho
nhau. Họ không ngần ngại bỏ hàng triệu để xây những nhà tình thương, tình
nghĩa, nhưng rất khó lòng mở rộng cửa đón tiếp kẻ nghèo đói, bần cùng. Người
nghèo không có của nên tìm cách phục vụ lẫn nhau. Người giầu có, đi kiếm tôi tớ
phục vụ. Cha mẹ không cần phục vụ con cái. Vợ chồng không cần phục vụ lẫn nhau.
Con cái không cần phục vụ gia đình vì đã có những người giúp việc, những Osin
phục vụ thay cho hết mọi người.
Bên cạnh sự phân hóa giầu nghèo dẫn đến tình trạng phân biệt giai cấp chủ
- tớ, còn có một định lý trái ngược nơi những người có chức có quyền. Người có chức trên danh nghĩa là để phục vụ
nhưng xem ra họ trở thành người được phục vụ. Họ có quyền để bảo người khác
phục vụ. Tùy theo chức to, chức nhỏ. Họ đều có người trợ lý, trợ tá để phục vụ
cho mình. Người quyền quý có kẻ đưa người đón. Kẻ hầu người hạ. Chức càng cao,
quyền càng lớn, càng lắm kẻ để sai, để khiến. Thế nên, người ta thường tranh
giành nhau chức vụ để được ăn trên người trốc và được người khác phục vụ với
“mâm cao cỗ đầy”.
Bên cạnh sự phân hóa giầu nghèo dẫn đến tình trạng phân biệt giai cấp chủ
- tớ, còn có một định lý trái ngược nơi những người có chức có quyền. Người có chức trên danh nghĩa là để phục vụ
nhưng xem ra họ trở thành người được phục vụ. Họ có quyền để bảo người khác
phục vụ. Tùy theo chức to, chức nhỏ. Họ đều có người trợ lý, trợ tá để phục vụ
cho mình. Người quyền quý có kẻ đưa người đón. Kẻ hầu người hạ. Chức càng cao,
quyền càng lớn, càng lắm kẻ để sai, để khiến. Thế nên, người ta thường tranh
giành nhau chức vụ để được ăn trên người trốc và được người khác phục vụ với
“mâm cao cỗ đầy”.
…
Chúa Giêsu đã không chỉ nói các môn sinh hãy phục vụ lẫn nhau mà chính
Ngài đã cúi mình rửa chân cho các môn sinh. Một hành vi khiêm tốn đến nỗi các
môn sinh phải kinh ngạc, còn Phêrô sợ hãi, thốt lên: “không đời nào Thầy là
Chúa, là Thầy mà lại rửa chân cho con”.
Vì việc rửa chân cho khách theo thói tục Do Thái ngày xưa chỉ dành cho
tôi tớ trong nhà. Đó không phải là việc của người chủ, hay của người có chức có
quyền. Thế mà, Chúa là chủ, là Thầy lại cúi mình rửa chân cho tôi tớ, cho môn
sinh của mình.
Đối với phong tục Việt Nam không có tập quán rửa chân cho khách. Song
le, vẫn có rất nhiều công việc phục vụ tầm thường khác đòi hỏi chúng ta phải
khiêm tốn phục vụ cho nhau. Có biết bao người già yếu bệnh tật không ai nương tựa,
không ai chăm sóc. Họ đang cô đơn giữa dòng đời. Họ đang sống một cuộc đời lây
lất thiếu thốn tình thương. Họ đang khao khát một nghĩa cử yêu thương, kính trọng
từ chúng ta. Liệu rằng chúng ta đã làm gì để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho
họ? Có biết bao nhiêu công việc tầm thường trong gia đình như: lau chùi nhà cửa,
rửa chén bát, tắm rửa, giặt giũ cho con cái đang dồn lên vai một người vợ, một
người mẹ, liệu rằng ta có bao giờ cúi mình phụ giúp hay vẫn sống trưởng giả
quan liêu? Có biết bao gia đình lân cận đang túng quẫn cơ cực, thiếu thốn mọi bề,
liệu rằng chúng ta đã bao giờ chia sẻ cho họ một chút gánh nặng, một chút tình
thương từ lòng quảng đại của chúng ta hay không? Và còn biết bao công việc
không tên, không tuổi đang cần những tâm hồn quảng đại và đầy lòng khiêm tốn mới
có thể thực thi, liệu rằng ta có dám can đảm để thực hiện hay chỉ ra lệnh và chỉ
bảo người khác thực hiện?
Phục vụ không phải là của
hạng cùng đinh, nghèo khổ mà là của những con người có trái tim yêu thương.
Càng phục vụ càng làm cho phẩm giá con người của mình càng thêm cao đẹp.
Chúng ta tự hỏi: Tiêu chuẩn nào để đánh giá về giá trị và nhân cách của
một con người? Phải chăng là dựa trên của cải, chức vụ? Thưa không, mà là dựa
trên những việc họ làm có mang lại lợi ích cho tha nhân hay không. Có tiền
nhưng bủn sỉn, keo kiệt, lại thêm xem thường người bần cùng, chỉ làm cho tha
nhân khinh bỉ và loại trừ. Có chức, có quyền nhưng lại hống hách, kiêu căng, chèn ép người thấp
cổ bé miệng, chỉ làm cho tha nhân xa tránh và xem thường.
Có ai đó đã nói rằng: “Người ta
chỉ thán phục người có tài ăn nói, nhưng nhân loại chỉ nghiêng mình trước một
người có lòng nhân”.
Ước gì mỗi người chúng ta biết gom góp những nghĩa cử cao đẹp cho tha
nhân trong cuộc sống hằng ngày thay cho sự vun quén lúa thóc đầy nhà và chuyên
dùng những hàng hóa xa sỉ phẩm mà đánh mất tình bạn, tình thân. Ước gì mỗi người
chúng ta biết tích lũy cho đầy lòng mình tình yêu và lòng thương xót đối với
tha nhân thay cho những của cải đầy nhà mà mất đi tình hàng xóm làng giềng.
Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng đã đến trần gian để phục vụ và hiến mạng sống
mình vì lợi ích nhân loại, giúp chúng con biết noi gương Ngài luôn sống quảng đại
quên mình vì hạnh phúc của anh chị em chung quanh. Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
Ảnh: Internet
Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục
Sinh Năm C
"Chúa Giêsu đến, cầm bánh và cá trao
cho họ ăn".
Khi ấy, lúc các môn đệ đang
ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau: Simon
Phêrô, Tôma cũng gọi là Điđymô, Nathanael quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông
Giêbêđê, và hai môn đệ nữa đang ở với nhau. Simon Phêrô bảo: "Tôi đi đánh
cá đây". Các ông kia nói rằng: "Chúng tôi cùng đi với ông". Mọi
người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc rạng
đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa
Giêsu. Người liền hỏi: "Này các con, có gì ăn không?" Họ đồng thanh
đáp: "Thưa không". Chúa Giêsu bảo: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền
thì sẽ được". Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy
cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu, liền nói với Phêrô: "Chính Chúa đó".
Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống
biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa
đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.
Khi các ông lên bờ, thấy có
sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: "Các con hãy mang cá mới
bắt được lại đây". Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn
cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới
không rách.
Giêsu bảo rằng: "Các
con hãy lại ăn". Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi: "Ông là
ai?" Vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho
các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Đây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra
với môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.
Đó là lời Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã đến với thế gian, Ngài dùng tất cả tình
yêu để phục vụ, thậm chí Ngài đã chết cho chúng con. Xin cho con hôm nay và
tương lai biết luôn nhìn lên Chúa, lấy Ngài làm gương sáng để noi theo. Amen.
0 comments:
Đăng nhận xét