Thánh Barnabas, một trong những nhà truyền
giáo tiên khởi của Giáo Hội, đóng vai trò chủ yếu trong việc loan truyền và
chuyển dịch Phúc Âm cho dân ngoại. Qua sách Công Vụ Tông Ðồ, chúng ta được biết
ngài là người Do Thái ở Cypriot tên thật là Giuse, và các tông đồ đã đặt tên
cho ngài là Barnabas sau khi ngài bán của cải và giao cho các tông đồ cai quản.
Mặc dù Barnabas không phải là một người
trong nhóm Mười Hai nguyên thủy, Thánh Luca coi ngài như vị tông đồ vì ngài được
lãnh nhận nhiệm vụ đặc biệt từ Chúa Thánh Thần. Một trong những đóng góp quan
trọng của Barnabas là ngài đã đảm bảo cho Saolô, một người mới tòng giáo mà ai
ai cũng sợ hãi vì quá khứ bắt đạo của Saolô. Sau đó, Barnabas được sai đi rao
giảng ở Antiôkia. Khi công việc ngày càng có kết quả, Barnabas đã xin Phaolô
(tên cũ là Saolô) đến tiếp tay; cả hai đã xây dựng một giáo hội thật phát triển.
Theo sách Công Vụ Tông Ðồ, chính ở Antiôkia mà "lần đầu tiên các môn đệ được
gọi là Kitô Hữu."
Chính trong cộng đoàn siêng năng cầu nguyện
này mà "Thánh Thần phán bảo, 'Hãy dành riêng cho Ta Barnabas và Phaolô để
lo cho công việc mà Ta đã kêu gọi hai người ấy." Sau đó họ ăn chay cầu
nguyện, rồi đặt tay trên hai ông và tiễn đi." Do đó, Barnabas và Phaolô khởi
hành chuyến đi truyền giáo đầu tiên thực sự ở nước ngoài, trước hết đến Cyprus
(là nơi họ hoán cải một quan đầu tỉnh người Rôma) và sau đó đến lục địa Tiểu Á.
Lúc đầu các ngài rao giảng cho người Do Thái, nhưng bị chống đối dữ dội nên họ
quay sang rao giảng cho dân ngoại và đã thành công lớn. Trong một thành phố,
người Hy Lạp quá mến mộ các ngài đến nỗi họ tôn thờ Barnabas và Phaolô như các
thần Zeus và Hermes. Vất vả lắm thì các ngài mới ngăn cản được đám đông hiếu
khách ấy đừng dâng của lễ mà tế các ngài.
Công cuộc truyền giáo cho dân ngoại nảy
sinh vấn đề là người tòng giáo có phải cắt bì theo luật Do Thái hay không.
Phaolô và Barnabas đã chống đối tập tục này và lập trường của các ngài đã làm
chủ tình hình trong Công Ðồng Giêrusalem.
Barnabas và Phaolô dự định tiếp tục công
cuộc truyền giáo, nhưng ngay tối trước khi khởi hành, một bất đồng xảy ra là có
nên đem theo một môn đệ nữa hay không, là ông Gioan Máccô. Vì vấn đề này mà hai
tông đồ tách làm đôi. Phaolô đem Silas đi Syria, còn Barnabas đem Máccô đến
Cyprus. Sau này, ba người: Phaolô, Barnabas và Máccô đã làm hòa với nhau.
Mặc dù không có những dữ kiện rõ ràng, dường
như Barnabas, với sự tháp tùng của Gioan Máccô, đã trở về Cyprus. Ở đây, theo
truyền thuyết, ngài đã chịu tử đạo vào năm 61.
Lời Bàn
Thánh Barnabas được đề cập như một người
tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa. Ngài là người "đầy tràn Thánh Thần và đức
tin. Do đó đã lôi cuốn một số đông người về với Chúa." Ngay cả khi ngài và
Thánh Phaolô bị trục xuất khỏi Antiôkia, họ "tràn ngập niềm vui và Thánh
Thần."
Trích từ NguoiTinHuu.com
Ảnh: Qq
Thứ
Hai Tuần X Thường Niên Năm B
11/4
Thánh Barnaba, Tông đồ
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các
con hãy đi rao giảng rằng: Nước Trời đã gần đến. Hãy chữa những bệnh nhân, hãy
làm cho kẻ chết sống lại, hãy làm cho những kẻ phong cùi được sạch và hãy trừ
quỷ: Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không.
"Các con chớ mang vàng, bạc, tiền nong trong đai
lưng, chớ mang bị đi đường, chớ đem theo hai áo choàng, chớ mang giày dép và gậy
gộc: vì thợ thì đáng được nuôi ăn. Khi các con vào thành hay làng nào, hãy hỏi ở
nơi đó ai là người xứng đáng, thì ở lại đó cho tới lúc ra đi.
0 comments:
Đăng nhận xét