Bố
tôi hơn
tôi đúng 50 tuổi,
tuổi
già đã thực sự
đến
với
bố.
Trong ngày lễ mừng
thọ
của
bố,
cả
nhà đã tổ
chức
một
bữa
tiệc
khá linh đình. Bố vui đến
nỗi
mở
cả
chai rượu
ngũ cốc
để
20 năm không nỡ uống
ra mời
mọi
người.
Khi tôi lên 8 tuổi,
bố
đưa
tôi đi học
đàn nhị,
từ
nhà đến
cung thiếu
nhi, đi xe đạp mất
đúng một
tiếng
đồng
hồ.
Chờ
tôi tan học, bố
liền
đưa
tôi đến
đó, 9h tối
lại
đón tôi về. Về
đến
nhà cũng đã hơn 10 giờ
tối,
tôi còn chưa ăn cơm,
bài tập
cũng chưa
làm. Thế
là, bố
tôi quyết
định
mua một
chiếc
xe máy, như vậy
tôi tôi có thể đi ngủ
trước
11h tối.
Mẹ
tôi nói: "Bố bằng
này tuổi
rồi,
có học
lái xe được
không?". Bố nắm
chặt
tay, vừa
để
lộ
ra bắp
thịt
trên cánh tay vừa hăng hái nói:
"Bố
thế
này mà chẳng nhẽ
một
chiếc
xe máy bé tí lại không chinh phục
nổi?".
Bố
nhìn tôi một cái rồi
che miệng
cười
thầm.
Khi
tôi 10 tuổi thì bố
tôi 60 tuổi, ngày thứ
hai sau khi chính thức nghỉ
hưu,
ông đã tìm một
con phố
đông người
qua lại,
mở
một
tiệm
sửa
giầy.
Tiền
công tuy thấp nhưng
công việc
lại
khá tốt,
bố
thường
bận
đến
mức
không dứt
ra để
ăn cơm
được.
Các đồng
nghiệp
trước
đây khi đi ngang qua tiệm của
ông thường
nói bóng nói gió rằng: "Anh Hoàng
à, chẳng
lẽ
lương
hưu
không đủ
tiêu sao? Anh cũng có tuổi rồi
mà còn làm công việc này. Anh học
nghề
này bao giờ thế?".
Bố
cầm
giầy
khâu một
cách nhanh nhẹn và khéo léo, miệng
cười
rất
cởi
mở:
"Trẻ
như
vậy
mà rỗi
rãi, không khéo lại mang bệnh
vào người".
Nhìn ông, tôi bỗng nhiên cảm
thấy
khó xử.
Năm tôi học lớp
12, bố
khăng khăng đòi thuê một phòng ở
gần
trường
tôi để
đồng
hành cùng tôi đi học. Bố
không nề
hà vất
vả
chuyển
cả
tiệm
sửa
giầy
đến
đó. Khi tôi lên lớp, bố
ở
nhà nấu
cơm.
Khi tôi tan học,
bố
vội
vàng ra tiệm sửa
giầy.
Cơm
nấu
sớm
sẽ
bị
nguội
vì vậy
bố
thường
căn giờ
rất
chuẩn
để
tôi được
ăn cơm
nóng canh sốt,
nhưng
như
vậy,
bố
lại
bị
đói bụng
đi làm, khi được ăn thì cơm
canh cũng đã nguội.
Lúc tôi giúp bố thu dọn
tiệm,
có một
người
phụ
nữ
trung niên đến sửa
giầy
nói: "Bố cháu lớn
tuổi
rồi,
để
con cái nuôi có phải tốt
hơn
không?”. Tôi đứng
đó mà mặt
nóng phừng
phừng,
ra lệnh
cho bố:
"Từ
sau bố
đừng
sửa
giầy
nữa,
nhà mình đâu có nghèo đến mức
thiếu
ăn". Mặt bố
liền
sa sầm
xuống,
nhỏ
nhẹ
phần
trần:
"Bố
vẫn
còn trẻ,
vẫn
có thể
kiếm
thêm chút ít”. Khi nói câu nói này, bố
tôi đã 68 tuổi rồi.
Phần
lưng
vốn
cong nay lại cong thêm một
chút nữa.
Bắt
đầu
vào đại
học
tôi phải
sống
xa nhà nên tôi và bố rất
hiếm
khi gặp
nhau, tất
cả
mọi
trao đổi
đều
qua đường
điện
thoại.
Lần
nào hai bố con chuyện
trò ông đều dặn
đi dặn
lại:
"Con muốn mua gì thì mua, đừng
có ngại,
bố
vẫn
còn trẻ,
còn nuôi được con". Sau khi tốt
nghiệp,
tôi ở
lại
thành phố
làm việc.
Áp lực
công việc
và cuộc
sống
tất
bật
nơi
đây đã làm cho khoảng
cách giữa
tôi và bố
mẹ
ở
quê ngày càng xa cách hơn, đến
điện
thoại
cũng ít gọi. Thỉnh
thoảng
gọi
về,
bố
vẫn
nói câu nói quen thuộc: "Ở
nhà mọi
việc
đều
tốt,
bố
vẫn
còn trẻ,
làm sao có có thể xảy
ra chuyện
gì được
chứ?
Con ở
trên đó cố gắng
làm việc,
đừng
lo lắng
gì cả".
Nghe bố
nói vậy,
tôi thật
sự
cũng thấy
yên tâm. Ngay cả việc
mua nhà cửa cũng hoàn toàn yên lòng nhận
giúp đỡ
về
kinh tế
từ
bố
mẹ.
Bố
tôi lúc này đã sắp 80 tuổi
rồi,
tôi biết
bố
không còn trẻ nữa,
nhưng
tôi lại
luôn cho rằng ít nhất
thì bố
vẫn
khỏe
mạnh,
không bệnh
tật
gì. Cho tới một
hôm mẹ
tôi gọi
điện
lên báo, tôi mới biết
có quá nhiều bí mật
mà tôi không hề biết.
Bố
tôi xuất
huyết
não, bị
đổ
bệnh
ở
trước
tiệm
sửa
giầy.
Ánh nắng
buổi
trưa
chiếu
vào nóng rát, đến thanh niên còn
không chịu
được
nữa
là ông lão gần 80 tuổi.
Bố
nằm
trên giường,
vóc người
cao lớn
bị
thời
gian mài mòn giống như
chiếc
lá khô, hốc mắt
sâu hoắm,
xương
gò má nhô cao, mái tóc trắng
xõa tung. Ấy thế
mà lần
gần
đây nhất
gọi
điện
cho tôi, bố vẫn
khăng khăng là: “Bố vẫn
còn trẻ
mà…”.
Nhìn
thấy
tôi, bố
muốn
ngồi
dậy,
cố
gắng
mở
to cái miệng khô quắt,
làm như
vẫn
còn trẻ
lắm,
nhưng
cuối
cùng, chỉ
phát ra âm thanh cực nhỏ:
"Từ trước tới giờ bố không dám già, bởi bố sợ rằng khi bố già, con sẽ không cho bố giúp nữa, không nhận sự yêu thương của bố nữa, nhưng bố không ngờ là bố đã già thật rồi". Thì
ra từ
trước
đến
giờ
bố
luôn dùng hành động và lời
nói để
khích lệ
tôi, bắt
bản
thân luôn giữ trạng
thái trẻ
trung để
kiếm
đủ
tiền
cho tôi, để giúp tôi nhiều
hơn,
yêu thương
tôi nhiều
hơn,
để
tôi không cảm thấy
tự
ti, oán trách vì có một người
bố
lớn
tuổi.
Ấy
vậy
mà tôi lại
không hề
hiểu
tấm
lòng rộng
lớn
như
biển
cả
đó của
bố,
ngược
lại
mỗi
khi bố
khoe mình vẫn còn trẻ,
tôi lại
từng
tỏ
ra bất
mãn và chán ghét. Giờ đây, khi đứng
trước
giường
bệnh
của
bố,
nhìn bố
già cỗi
như
cây gỗ
mục,
tôi đã không kìm nổi lòng và bật
khóc nức
nở.
Thảo
Phạm
VietBao.vn
(Theo Gia Đình Việt Nam >>>)
Ảnh:
Internet
Ngày 24/11 Lễ kính các Thánh tử đạo tại Việt Nam
PHÚC
ÂM: (Lc 9,23-26)
Khi ấy, Ðức Giê-su nói với mọi người rằng : "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì
sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là
thiệt thân, thì nào có
lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang
của mình, của Chúa Cha và các
thánh thiên thần."
Lạy
Chúa, Chúa lúc nào cũng yêu thương và lo lắng
cho chúng con, nhưng chúng con lại
vô tâm để
Chúa chết
treo trên thập giá. Xin cho tâm hồn
chúng con bớt những
chai sạn,
xin đong đầy yêu thương
vào trái tim con. Amen.
0 comments:
Đăng nhận xét