Ðền
thờ
Giêrusalem luôn được gắn
liền
với
những
thăng trầm
của
lịch
sử
dân Do thái. Ngay từ lúc được
vua Salomon xây cất khoảng
năm 950 (trước công nguyên), đền
thờ
Giêrusalem đối với
người
Do thái luôn đóng vai trò quan trọng
vừa
chính trị,
vừa
tôn giáo, đây là nơi biểu
trưng
cho sự
thống
nhất
quốc
gia và là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của
Israel. Chính vì thế, sau khi tiến
vào Giêrusalem, Chúa Giêsu vào Ðền
Thờ
và theo trình thuật Tin Mừng
hôm nay, Ngài thực hiện
việc
thanh tẩy
Ðền
thờ,
xua đuổi
những
người
lạm
dụng
Ðền
thờ,
rồi
bắt
đầu
giảng
dạy
ở
đó.
Ðền
thờ
là nơi
cầu
nguyện,
nhưng
đã bị
trần
tục
hóa, bị
con người
biến
thành hang trộm cướp,
nơi
lường
gạt
nhau; đây là một sự
xuống
dốc
tinh thần
không thể
nào chấp
nhận
được.
Trong biến
cố
đuổi
con buôn ra khỏi Ðền
thờ,
tác giả
Luca xem ra nhấn mạnh
đến
khía cạnh
Chúa Giêsu hằng ngày đến
giảng
dạy
tại
Ðền
thờ
và có nhiều người
chăm chú lắng nghe Ngài. Như
thế,
Luca nhấn
mạnh
đến
dung mạo
trung tâm của Chúa Giêsu tại
Ðền
thờ
thay thế
các luật
sĩ và tư
tế;
giai đoạn
mới
đã đến,
đó là giai đoạn mà theo trình thuật
Gioan, Chúa Giêsu đã loan báo cho người
phụ
nữ
Samari nơi
bờ
giếng
Giacob: "Ðã đến lúc những
người
thờ
phượng
đích thực
sẽ
thờ
phượng
Chúa Cha trong thần khí và sự
thật,
vì Chúa Cha tìm kiếm những
kẻ
thờ
phượng
Người
như
thế".
Sự
thật
đó được
mạc
khải
nơi
Chúa Giêsu, và thần
khí đó là thần khí của
Chúa Giêsu được ban xuống
tràn đầy
cho các môn đệ.
Qua
cử
chỉ
thanh tẩy
Ðền
thờ
khỏi
sự
lạm
dụng
của
những
người
Do thái thời đó và hằng
ngày giảng
dạy
tại
Ðền
thờ,
Chúa Giêsu nói lên cho mọi người
biết
giai đoạn
mới
đã bắt
đầu:
Ðền
thờ
xét như
một
tòa nhà, bàn thờ, những
lễ
vật
có giá trị, nhưng
tự
chúng chưa
đủ,
cần
phải
có một
yếu
tố
quan trọng
khác nữa
để
hoàn thành việc thờ
phượng
Thiên Chúa hằng sống,
đó là đức
tin cá nhân của người
đến
Ðền
thờ
dâng lễ
vật
và đức
tin của
cộng
đoàn cùng nhau tôn thờ Thiên Chúa. Nếu
đến
Ðền
thờ
mà không có đức tin và không sẵn
lòng lắng
nghe Lời
Chúa, thì con người sẽ
dễ
lạm
dụng
và bị
lôi kéo theo sự lạm
dụng
của
người
khác.
Những
gì xảy
ra cho dân Do thái ngày xưa cũng có thể
xảy
đến
cho các môn đệ của
Chúa trong hoàn cảnh hiện
tại.
Chúng ta có thể tự
vấn:
Ðền
thờ
có là nơi
cầu
nguyện,
nơi
con người
gặp
gỡ
Thiên Chúa và củng cố
đức
tin, hay đã bị lôi cuốn
vào cám dỗ của
tinh thần
thế
tục? (thanhcavietnam)
Ảnh: Vương cung thánh đường Thánh Phêrô
Thứ Sáu Tuần XXXIII Mùa Thường Niên Năm chẵn – Ngày 18/11 Cung
hiến thánh đường Thánh Phêrô và
Thánh Phaolô
PHÚC ÂM: Lc 19, 45-48
Khi ấy, Chúa Giêsu vào đền thờ, Người liền xua đuổi các người buôn bán tại đó và phán bảo họ rằng: "Có lời chép rằng: Nhà Ta là nhà cầu nguyện, các ngươi đã biến thành sào huyệt trộm cướp". Và hằng ngày Người giảng dạy trong Đền thờ. Các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão trong dân tìm cách hại Người, nhưng họ không biết phải làm cách nào, vì
dân chúng hết thảy đều chăm chú nghe Người.
0 comments:
Đăng nhận xét