Ðức
Hồng
Y Cardjin, vị sáng lập
của
phong trào Thanh Lao Công, đã tự thuật
như
sau: "Tôi
là con của
giai cấp
công nhân. Nếu tôi đã có thể
trở
thành linh mục, là cũng nhờ
cha tôi". Cha tôi là một công nhân nghèo. Người
đã phải
hy sinh để nuôi dưỡng
những
đứa
con mà hẳn
người
đã hãnh diện. Tôi còn nhớ,
khi lên 13 tuổi, một
buổi
tối
nọ,
khi các anh chị của
tôi đã lên giường đi ngủ,
tôi rón rén bước xuống
nhà bếp.
Tôi đến
gần
cha tôi. Người đang ngồi
trầm
ngâm với
chiếc
ống
điếu.
Còn mẹ
tôi thì đang khâu giày cho chúng tôi. Tôi rụt
rè thưa
với
cha tôi: "Thưa ba, con có thể
tiếp
tục
học
không?". Cha tôi trả lời:
"Con ơi, ở
tuổi
con ba đã phải đi làm rồi.
Nay thì ba đã già và sức ba cũng đã
mòn".
Tôi lấy
hết
can đảm
để
thuyết
phục
cha tôi: "Ba ơi, con nghĩ là Chúa
đã gọi
con, con muốn trở
thành linh mục".
Bình thường
cha tôi là một người
ít biểu
lộ
tình cảm.
Nhưng
tối
hôm đó, khi vừa nghe tôi cho biết
ý định
làm linh mục, nước
mắt
người
bỗng
từ
từ
lăn trên gò má... Và đôi tay của mẹ
tôi cũng run lên vì xúc động.
Cuối
cùng, khi làm chủ được
cơn
xúc động,
cha tôi mới thốt
lên với
tất
cả
cương
quyết:
"Ba má đã hy sinh quá nhiều... Nhưng
để
cho một
người
con làm linh mục, ba má nguyện
sẽ
tiếp
tục
hy sinh".
Mà quả
thực,
cha mẹ
tôi đã tiếp tục
làm việc
nhiều
hơn
nữa
để
tôi có thể tiếp
tục
học.
Vừa
mãn trung học, 8 ngày trước
khi lãnh thưởng cuối
năm, tôi nhận được
điện
tín nhắn
tin cha tôi đau nặng.
Trên giường
hấp
hối,
cha tôi nhìn tôi mỉm cười:
đó là chúc lành cuối cùng mà người
dành cho tôi. Người cha đáng thương,
hy sinh cho đến
chết
để
người
con được
trở
thành linh mục.
Sau khi vuốt
mắt
người,
tôi đã thề hứa
sẽ
hy sinh để trở
thành linh mục, nhất
là linh mục cho giới
công nhân.
Thiên Chúa muốn
gọi
ai tùy Ngài muốn. Nhưng
tiếng
gọi
ấy
luôn được
ngỏ
với
con người
trong một
khung cảnh
sống
cụ
thể.
Khung cảnh
ấy
có thể
là gia đình, là chợ búa, là trường
học,
là chỗ
làm việc...
Có những
khung cảnh
thuận
tiện,
mà cũng có những khung cảnh
không thuận tiện.
Có những
nơi
hạt
giống
ơn
gọi
được
nảy
mầm,
vun xới.
Có những
nơi
hạt
giống
ấy
bị
bóp nghẹt...
Thiên Chúa muốn
gọi
ai tùy Ngài muốn, nhưng
kẻ
được
gọi
luôn là người đang sống
cùng và sống với
những
người
khác. Do đó, nếu không có sự
nâng đỡ
của
những
người
xung quanh, hạt giống
ơn
gọi
cũng sẽ
mai một
dễ
dàng...
Chúng ta hãy cầu
nguyện
cho ơn
thiên triệu
linh mục
và tu sĩ. Ý thức đầu
tiên của
chúng ta trong ngày hôm nay phải là: ơn
gọi
là vấn
đề
của
mọi
người
Kitô. Từ
gia đình, đến trường
học,
công sở...
mọi
người
chúng ta đều có trách nhiệm
nâng đỡ
và bảo
vệ
hạt
giống
ơn
gọi
mà Chúa muốn gieo vào lòng những
người
anh chị
em của
chúng ta.
Thánh Gioan
Bosco đã nói: phần thưởng
quan trọng
nhất
mà Chúa có thể dành cho mọi
gia đình Kitô, đó là kêu gọi một
người
con làm linh mục. Phần
thưởng
trọng
đại
ấy,
Chúa dành cho các gia đình có con cái tận
hiến
cho Chúa, nhưng Ngài cũng dành cho tất
cả
những
ai cách này hay cách khác biết cổ
vũ, nâng đỡ và giúp phát triển
ơn
kêu gọi...
Trích
sách Lẽ
Sống
Chúa Nhật IV Phục Sinh Năm A - Chúa Nhật Chúa Chiên Lành
PHÚC
ÂM: Ga 10, 1-10
"Ta
là cửa chuồng
chiên".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Thật, Ta bảo thật cùng các ngươi, ai không qua cửa mà vào chuồng chiên, nhưng trèo vào lối khác, thì người ấy là kẻ trộm cướp. Còn ai qua cửa mà vào, thì là kẻ chăn chiên. Kẻ ấy sẽ được người giữ cửa mở cho, và chiên nghe
theo tiếng kẻ ấy. Kẻ ấy sẽ gọi đích danh từng con chiên mình và dẫn ra. Khi đã lùa chiên mình ra ngoài, kẻ ấy đi trước, và chiên theo
sau, vì chúng quen tiếng kẻ ấy. Chúng sẽ không theo người lạ, trái lại, còn trốn tránh, vì chúng không quen tiếng người lạ". Chúa Giêsu phán dụ ngôn này, nhưng họ không hiểu Người muốn nói gì. Bấy giờ Chúa Giêsu nói thêm: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ta là cửa chuồng chiên. Tất cả những kẻ đã đến trước đều là trộm cướp, và chiên đã
không nghe chúng. Ta là cửa, ai qua Ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và tìm thấy của nuôi thân. Kẻ trộm có đến thì chỉ đến để ăn trộm, để sát hại và phá huỷ. Còn Ta, Ta đến để cho chúng được sống và được sống dồi dào".
0 comments:
Đăng nhận xét