Chúng ta đã đi lại cuộc hành trình đức
tin của Mẹ Maria qua các biến cố chính được ghi lại trong Tân ước; là người môn
đệ mẫu mực, Mẹ Maria cũng là Hiền Mẫu của các tín hữu tiên khởi. Ngày nay Mẹ..
cũng tiếp tục hiện diện bên cạnh chúng ta trong cuộc hành trình đức tin. Qua mọi
thời đại, các tín hữu luôn tin tưởng tliều đó, họ chạy đến với Mẹ với tất cả
lòng thành tín của mình. Tất cả mọi người đều có mẫu số chung của niềm tin
chính là “lòng tôn kính Mẹ Maria”. Mẹ được sống mãi trong niềm tin của các tín hữu,
Mẹ được ca ngợi qua muôn vàn bài hát và câu truyện dân gian. Đây là một câu
truyện nói lên lòng đơn sơ chân thành của các tín hữu:
Vào thời Trung cổ, có một người đàn ông
không biết đọc, không biết viết và cũng chẳng có bất cứ tài nghệ nào, nhưng anh
có một quả tim vàng. Bởi vì anh có thể giúp cho mọi người cười, anh kể truyện
khôi hài, ca múa và tung hứng lên trên không một lúc nhiền đồ vật.
Một gánh xiếc nọ đã khám phá ra tài nghệ
của anh, nên đã thu nhận anh. Thế là lúc đó anh có dịp đi khắp nơi để biểu diễn.
Anh gặp gỡ đủ mọi hạng người trong xã hội, từ quan quyền, vua chúa cho đến dân
nghèo. Nhưng xuất thân từ một người nghèo, nên lúc nào anh cũng dành ưu tiên
cho người nghèo. Anh hiểu rõ, hơn ai hết, người nghèo cần được cười.
Những năm tháng qua đi, tuổi đời càng
tăng thêm, anh chợt nhận ra giới hạn của mình, đôi tay anh không còn nhanh nhẹn
khéo léo như trước nữa, đôi chân anh cũng chẳng còn bảo đảm an toàn khi đi trên
dây thừng nữa. Anh nghĩ đến lúc phải giải nghệ, anh sẽ làm gì để sống qua những
năm tháng còn lại? Anh lại nghĩ đến một người thực sự biết thưởng thức tài nghệ
của anh, người ấy là Đan Viện Phụ của một tu viện lớn trong vùng. Anh tìm đến
tu viện và xin cho gặp được Đức Đan Viện Phụ, anh hy vọng ngài sẽ nhận ra anh
ngay khi anh cởi bỏ trang phục của rnột gánh xiếc. Lúc đầu anh rất thất vọng,
khi Đức Viện Phụ hỏi: “Anh có thể làm được gì ?”. Nhưng ngài nhìn thẳng vào anh
với tất cả tin tưởng và nói: “Con đã mang nụ cười đến khắp mọi nơi, ngay cả
trong tu viện này. Trong những lúc gặp khó khăn, nhờ nụ cười của con mà chúng
tôi có thể cầu nguyện dễ dàng hơn. Vậy mời con cứ ở lại trong nhà này”.
Có một nơi để ở, có cơm bánh hằng ngày,
có những bài thánh ca để hát mỗi ngày, còn gì hạnh phúc bằng. Nhưng thích nghi
với đời sống đơn điệu trong tu viện không phải là chuyện dễ dàng như anh hằng
tưởng tượng. Cứ sau mỗi giờ cầu nguyện, các tu sĩ đều có việc riêng của họ, người
thì về phòng đóng cửa lại, kẻ ra vườn, người đi giặt giũ, người đi thư viện.
Anh hề trong gánh xiếc không biết phải đi đâu và làm gì, anh cảm thấy sự hiện
diện của mình như thừa thãi trong nhà. Anh nghĩ bụng biết đâu các tu sĩ khác lại
chẳng nghĩ anh là một kẻ ăn bám, anh cũng chẳng đọc được một câu trong sách
nguyện. Trong cơn chán nản, anh nghĩ đến chuyện rời bỏ tu viện, và anh lững thững
đi lại trong tu viện để tìm ra một lối thoát cho mình. Tu viện vốn là một thành
phần của một ngôi nhà thờ vĩ đại, gồm có nhiều nhà thờ cổ, vô số nhà nguyện nhỏ,
đường hầm và kho. Ngày nọ trong khi dạo bước, anh thấy mình lạc vào trong một tầng
hầm dưới một nhà thờ cổ trong tu viện. Trong góc của tầng hầm, anh thấy có một
bức tượng Đức Mẹ, bức tượng được tô vẽ bằng nhiều màu sặc sỡ, nhưng lâu ngày
không ai ngó ngàng tới, nên bị phủ một lớp bụi dày, khiến cho hình dáng của Đức
Mẹ trông rất già nua. Một cánh tay Đức Mẹ đã bị gãy. Hài Nhi trên tay của Mẹ
thì mặt mũi nhơ bẩn, trên tay Hài Nhi xem chừng như có một quả địa cầu, nhưng
cũng đã biến mất. Anh hề nhìn lên Đức Mẹ và Hài Nhi rồi thầm nghĩ: trông các
Ngài thật thiểu não, không còn ai nghĩ đến các Ngài nữa. Sáng hôm sau, khi kinh
sáng vừa chấm dứt, anh ra khỏi nhà nguyện của tu viện và tìm đến tầng hầm có tượng
Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu, rồi trước mặt các Ngài, anh mang tất cả đồ nghề và tài
năng của mình để biểu diễn. Anh tin là anh sẽ mang lại những trận cười thoải
mái cho Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu. Đôi tay anh không còn nhanh nhẹn và đôi chân
anh không còn cứng cáp như xưa, nhưng anh cố gắng biểu diễn đủ mọi trò, miễn là
Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu được vui cuời , Một ngày nọ, có một tu sĩ để ý và theo
dõi anh. Sau khi đã chứng kiến những màn biểu diễn của người hề gánh xiếc, vị
tu sĩ liền về báo cho Đức Viện Phụ về việc làm của anh gánh xiếc,.. Cả hai trở
lại tầng hầm, Đức Viện Phụ có ý định gọi anh hề gánh xiếc và bảo anh phải rời
khỏi tu viện tức khắc. Nhưng ngài bỗng đứng lại như trời trồng, trước mắt ngài,
người hề gánh xiếc mệt lả và ngã trước bàn thờ, trong khi đó bức tượng Đức Mẹ bồng
Hài Nhi Giêsu bỗng từ từ cử động, Đức Mẹ bước xuống khỏi bệ và cúi xuống trên
người hề gánh xiếc. Mẹ dùng chiếc áo choàng cũ rách của Mẹ để lau mồ hôi trên
trán anh, rồi hôn anh. Đức Mẹ đặt Hài Nhi xuống sàn nhà, Hài Nhi liền lấy một
quả bóng của anh hề và cho vào túi áo của mình. Người Mẹ mỉm cười rồi bồng Con
lên, cả hai trở lại bệ và trở lại trạng thái cũ của bức tượng. Sáng hôm sau, Đức
Viện Phụ cho gọi anh hề lên phòng riêng của ngài, ngài đã chặn ngang lời nói của
anh rằng: “Tôi đã biết việc anh làm mỗi ngày, và xem việc biểu diễn đó như bổn
phận chính thức của anh trong tu viện “. Anh hề gánh xiếc rất sung sướng được Bề
trên trao phó cho công việc ấy, hằng ngày anh chỉ có một công tác là chạy xuống
tầng hầm và biểu diễn cho Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu. Năm tháng qua đi, tuổi già đến,
người hề gánh xiếc cũng đau yếu như mọi người. Đức Viện Phụ đến bên giường bệnh
để an ủi và cầu nguyện với anh.
Ngài chỉ thấy lại Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu
ngày người gánh xiếc qua đời. Hình ảnh Đức Mẹ đến cúi xuống trên người hề gánh
xiếc, dùng chiếc áo choàng cũ kỹ của mình để lau mồ hôi cho anh và hôn lên trán
anh. Mẹ ra đi đưa người hề gánh xiếc theo và nhìn một cách trìu mến vào vị Viện
Phụ. Khi người hề gánh xiếc đã qua đời, Đức Viện Phụ mới bắt đầu tập luyện những
món nghề của mình. Tuy không điêu luyện, nhưng ngài cũng cố gắng lặp lại từng ấy
động tác truớc tượng Đức Mẹ và Hài Nhi trong nhà nguyện dưới tầng hầm. Câu truyện
trên đây được kể về Thánh Bernado Las-vô một Viện phụ đã từng viết những tác phẩm
thần học sâu xắc về Mẹ Maria. Người ta cũng thuật lại rằng, suốt cuộc đời của
ngài, thánh nhân đã cầu nguyện với tất cả tâm hồn thật đơn sơ, như tấm lòng
chân thành của người hề gánh xiếc đã từng dành cho Mẹ.
Câu truyện trên đây là câu truyện tiêu biểu
cho rất nhiều câu truyện trong thời Trung cổ về lòng kính mến của người nghèo đối
với Mẹ Thiên Chúa.
Mẹ Maria quả thật là Mẹ của người nghèo,
Mẹ cũng là một người nghèo bị lãng quên như mọi người nghèo, Mẹ cảm thông với họ,
Mẹ dành cho họ nhiều ưu ái hơn những kẻ giàu sang quyền quí chỉ biết bám vào của
cải mau qua. Mẹ là Đức Bà phù hộ người nghèo, Mẹ là nơi nương tựa của các tội
nhân, Mẹ là Mẹ của tất cả những ai biết chạy đến với Mẹ trong cơn hoạn nạn. Đó
là niềm tin tưởng của mọi tín hữu qua mọi thời đại và của khắp mọi nơi. Niềm
tin tưởng ấy là kho tàng quý báu nhất của Giáo hội."
Sưu tầm
Ảnh: Internet
Thứ Năm Tuần VIII Thường Niên Năm Chẳn
31/5 Đức Mẹ Viếng Thăm Bà Êlisabeth
PHÚC ÂM: Lc 1, 39-56
"Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm
tôi?"
Trong những ngày ấy, Maria chỗi dậy,
vội vã ra đi lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Giacaria và
chào bà Elisabeth. Và khi bà Elisabeth nghe lời chào của Maria, thì hài nhi
nhảy mừng trong lòng bà, và bà Elisabeth được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn
tiếng rằng:
"Bà được chúc phúc giữa các
người phụ nữ, và con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa tôi
đến viếng thăm? Vì này tai tôi vừa nghe lời Bà chào, thì hài nhi liền nhảy mừng
trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được
thực hiện".
Và Maria nói: "Linh hồn tôi
ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi, vì
Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen
rằng tôi có phước, vì Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại và Danh
Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những
người kính sợ Chúa.
"Chúa đã vung cánh tay ra oai
thần lực, dẹp tan những ai thần trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế
xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đã cho người đói
khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không. Chúa đã săn sóc
Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng
các tổ phụ chúng tôi, cho Abraham và dòng dõi người đến muôn đời".
Maria ở lại với bà Elisabeth độ ba
tháng, đoạn Người trở về nhà mình.
0 comments:
Đăng nhận xét