Thiên Chúa đã chọn Mẹ, chỉ vì Chúa muốn như vậy,
thế thôi.
Ơn gọi luôn là một mầu nhiệm rất khó hiểu và dường như không thể hiểu nổi đối với
đầu óc suy lý của con người. Chúa đã chọn Mẹ hoàn toàn do ý định của Ngài, và
như một hệ quả tất yếu, Chúa cũngphú mặc cho mẹ những phẩm tính cao trọng,
tương xứng với thiên chức ‘Mẹ Thiên Chúa’ hay‘Mẹ Đấng Cứu thế’. Tâm hồn Mẹ được
gìn giữkhông bị lây nhiễm bất cứ ô nhơ nào, ngay cả tội nguyên tổ. Cung lòng của
Mẹ đã trở nên như ngôi đền thờ tuyệt mỹ để Ngôi Hai Thiên Chúa đến ẩn ngự.
Trước lời cầu ngỏ
của thần sứ, Mẹ đã thưa : “Xin vâng –
Fiat”. “Xin hãy thực hiện nơi tôi những điều Chúa muốn”. Mẹ hoàn toàn tự do
để lựa chọn giữa việc chấp thuận hay chối từ nhưng sự từ chối đã không xảy ra.
Lời thưa xin vâng của mẹ có một ý nghĩa sâu xa mà Giáo hội mời gọi chúng ta
nhìn vào đó như một quy chuẩn căn bản để thực hiện sự khiêm tốn nội tâm.
Khi nói về tầm
quan trọng hai tiếng xin vâng của Mẹ, công đồng Vatican II đã lặp lại lời của
các Giáo Phụ xưa rằng: Nút dây đã bị thắt
lại do sự bất tuân của Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria. Điều
mà Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, Đức Maria đã tháo ra nhờ lòng tin; và so
sánh với Evà, các ngài gọi Đức Maria là “Mẹ kẻ sống”, và thường quả quyết rằng
: “Bởi Evà đã có sự chết, thì nhờ Maria lại được sống” (Lumen gentium, số 56).
Thánh Bênađô thì
kêu lên rằng: “Ôi trinh nữ, Adam đang khóc lóc cầu khẩn Mẹ trả lời, Đavit cũng
khẩn cầu, các tổ phụ cũng không ngớt nài xin. Câu trả lời ấy cả thế giới này
đang phủ phục dưới chân Mẹ và chờ đợi nó. Bởi việc giải thoát cho những ai đang
đau khổ, chuộc lại kẻ giam cầm, trả tự do cho người bị kết án và sau cùng là phần
rỗi của mọi con cái Adam, của toàn thể dòng dõi Mẹ đều tùy thuộc vào lời thưa của
Mẹ”.
Khiêm nhường ở
đây không phải chỉ đơn thuần là một đức tính nhân bản như trong xã hội hiện nay
người ta vẫn hay đề cao. Nền tảng của sự
khiêm tốn nơi mẹ chính là sự tự hư vô hóa chính mình để cho Thiên Chúa hoàn
toàn chiếm ngự. Mẹ thuộc trọn về Chúa, không còn giữ lại chút gì cho mình
và đã hoàn toàn để cho Thiên Chúa điều hướng. Một nhà tu đức đã nói: “Khiêm nhường
là căn rễ của mọi nhân đức, là cửa ngõ đưa dẫn đến sự hoàn thiện”. Thánh Phêrô
trong thư thứ nhất của Ngài cũng đã dạy chúng ta: “Anh em hãy trang điểm mình bằng
sự khiêm nhường, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo nhưng ban ơn cho ai sống
khiêm nhường” (1P5, 5).
…
Ảnh: FB Tran Quoc
Tuan
Thứ Hai Tuần II Phục
Sinh Năm B
Lễ Truyền Tin cho Đức
Mẹ
PHÚC ÂM: Lc 1, 26-38
"Này Bà sẽ
thụ thai, sinh hạ một con trai".
Khi
ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét,
đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ
Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria.
Thiên
thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa
ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ".
Nghe
lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa:
"Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một
Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng
Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai
trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".
Nhưng
Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không
biết đến người nam?"
Thiên
thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao
trùm Bà. Vì thế Đấng Bà sinh ra, sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên
Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và
nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có
việc gì mà Chúa không làm được".
Maria
liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần
truyền". Và thiên thần cáo biệt Bà.
Lạy Chúa, tiếng
Xin Vâng của Mẹ xác tín lòng tin đối với Chúa, xin cho con biết noi gương mẹ, sống
thật khiêm nhường để sẵn sàng lắng nghe và đáp lại tiếng Chúa trong niềm tin vững
vàng. Amen.
0 comments:
Đăng nhận xét