Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÁNH TÌNH YÊU TIRAMISU

Không phải xuất xứ từ những câu chuyện thật cảm động nhưng những con người làm nên loại bánh này lại khiến ta cảm động bởi tình cảm họ gửi gắm qua chiếc bánh mang đến cho những người thân yêu của mình. Xuất xứ từ nước Ý, ngày nay, Tiramisu đã trở thành món bánh tráng miệng được yêu thích trên khắp thế giới. Chiếc bánh là sự kết hợp hòa quyện giữa hương thơm của cà phê, rượu nhẹ cùng vị béo của trứng và kem phô mai. Chỉ cần ăn một miếng là sẽ cảm nhận được tất cả các hương vị đó hòa quyện cùng một lúc, chính vì thế mà người ta còn gọi nó là "Thiên đường trong miệng của bạn" (Heaven in your mouth).
Tiramisu (tih-ruh-mee-soo) theo tiếng Ý có nghĩa là “pick me up”. Loại bánh tiramisu cổ điển giống như một loại bánh pudding tráng miệng mà vẫn thường bao gồm một miếng bánh gato hoặc bánh quy được thấm mùi rượu nhẹ, và được phủ lên trên bằng bột cacao và được làm từ rất nhiều trứng. Với bánh Tiramisu xưa, các lớp bánh được làm riêng từng lớp không kết dính, cho tới ngày nay, người ta mới dùng phô-mai để làm cho chúng trở nên hấp dẫn hơn.
Có khá nhiều ý kiến về xuất xứ của Tiramisu, không ai biết được chính xác món bánh này được làm tại đâu và khi nào, nhưng điều mà mọi người chắc chắn biết rằng nó được làm ở một thành phố nào đó trên đất nước Ý. Một vài người khẳng định bánh Tiramisu đã được “phát minh” ra trong thời kì thế chiến thứ nhất bởi một người phụ nữ Ýbà muốn gửi những chiếc bánh của mình như một lời chúc ngọt ngào nhất đến tay những chiến binh đang chuẩn bị lên đường xông pha trận mạc. Có người lại cho rằng, loại bánh tráng miệng này thực ra chỉ là một cách để tiết kiệm những chiếc bánh ngọt cũ, cà phê cũ đã khô cứng trong các quán cà phê mà thôi. Tuy nhiên, ý kiến này đã bị nhiều người phản đối.
Cũng có những câu chuyện dài kể về nguồn gốc của loại bánh này. Đó là câu chuyện về quý ngài Medici đệ tam (1642-1723). Vào khoảng thế kỉ XVII, một món tráng miệng gần giống với tiramisu được tạo ra ở Siena (một thành phố ở Ý nơi có số lượng lớn người Tuscan sinh sống). Trong một chuyến ghé thăm của quý ngài Medici đệ tam tới thành phố, do quá ấn tượng với loại đồ tráng miệng này, ngài đã mang theo công thức cùng mình trở về Florence. Vào thế kỉ 19, bánh Tiramisu trở nên rất nổi tiếng trong giới tri thức cũng như nghệ sĩ người Anh sinh sống ở Florence. Và công thức về loại bánh này tiếp tục được lưu truyền đến với xứ sở sương mù nơi mà nó bắt đầu được sử dụng rộng rãi và được lan tuyền toàn thế giới.
Theo một bài báo có tựa đề “cuộc phiêu lưu của Tiramisu” tác giả bài báo là Jane Black ở thời báo Washington được đăng vào ngày 11 tháng 7 năm 2007 có nói đến loại bánh tiramisu ở thời điểm hiện tại đã được sáng tạo ra trong một nhà hàng ở Treviso (một thành phố nằm ở phía tây bắc của Venice, Ý) tên là Le Beccherie. Carminantonio Iannaccone – chủ nhà hàng, đã khẳng định rằng ông chính ra cha đẻ của loại bánh tiramisu có một không hai này. Bài báo đã viết về câu chuyện của Carminantonio Iannaccone theo lời kể của ông. Ban đầu ông học việc là một thợ làm bánh ngọt ở một thành phố phía nam của Avellino, và bắt đầu chuyển đến định cư ở Milan vào năm 12 tuổi để tìm việc. Vào năm 1969 ông kết hôn với Bruna và sau đó mở một nhà hàng cũng tên là Piedigrotta giống với một nhà hàng ở Treviso. Tại nơi đây ông bắt đầu sản xuất các loại bánh ngọt dựa theo cuốn sách “Hương vị mỗi ngày” và các loại bánh ngọt do ông sản xuất ra đều có vị café đậm đặc, thật nhiều trứng và phô mai, rượu Marsala (một loại rượu thuốc cổ của Ý) và bánh quy. Ông kể lại rằng mình đã mất 2 năm để hoàn thiện công thức tuyệt vời nhất của mình và ông đã phục vụ nó với một phong cách rất quý phái. Tiramisu được dịch sang tiếng Ý có nghĩa là “pick me up”, cái tên này được đặt dựa trên mùi vị espresso đặc trưng của món bánh và ngay lập tức tiramisu trở thành một hiện tượng. Iannaccone kể lại rằng các thực khách đã thưởng thức món bánh của ông và ngay sau đó họ về nhà và bắt đầu tạo ra những phiên bản khác của tiramisu theo phong cách của riêng họ. Và cho đến cuối những năm 1980 tiramisu đã có mặt khắp nơi trên toàn nước Ý và các vùng lân cận.
Bài viết này khá tương đồng với những nội dung được đề cập trong một cuốn sách của Fernando e Tina Raris mang tên “La Marca Gastronomica” xuất bản năm 1998, viết về ẩm thực vùng Treviso. Tác giả nhớ lại rằng có một người tên Giuseppe Maffioli viết trong một bài báo ở năm 1981: “Tiramisu đã được sinh ra cách đây 10 năm ở Treviso. Và nó lần đầu tiên xuất hiện ở một nhà hàng tên là Le Beccherie. Món tráng miệng này và tên của nó lập tức trở nên nổi tiếng, ngay sau đó loại bánh này cùng với tên gọi Tiramisu đã được sao chép và sản xuất tại tất cả các nhà hàng toàn vùng Treviso và sau đó là khắp nước Ý”. Cho đến ngày hôm nay, nhà hàng “Le Beccherie” vẫn làm món bánh Tiramisu theo công thức cũ: Bánh quy được nhúng trong bột café espresso cùng với phô mai và một chút bột cacao. Alba và Ado Campeol, chủ cửa hàng hối hận rằng họ đã không đăng kí bản quyền tên gọi của loại bánh này và đặc biệt để ngăn ngừa những phiên bản lậu kèm theo sự tò mò về nơi đầu tiên sinh ra loại bánh tiramisu.
Một nhà nghiên cứu về ẩm thực, ông Pietro Mascioni cũng đã theo dấu món ăn này trờ về những năm 1960 ở một thành phố tập trung đông người Tuscan có tên là Treviso. “Được sinh ra vào khoảng gần 2 thế kỉ trước tại Treviso, món bánh tiramisu được tạo ra lần đầu tiên ở một nhà hàng tên là Alle Beccherie và bởi một nghệ nhân làm bánh tên là Loly Linguanotto, câu truyện kể rằng bà đã có ý tưởng làm nên món bánh này sau khi sinh con, khi đó bà rất yếu, trong một thời gian dài nằm liệt giường bà đã được mẹ chồng chăm sóc bằng  bánh Zabaione trên có rắc rất nhiều hạt cà phê để tiếp thêm năng lượng cho bà”.
Tuy nhiên, trong cuốn sách “Nghệ thuật ẩm thực qua các thế kỉ ở Ý” của Anna Maria Volpi. Bà đã viết về Tiramisu và trong quá trình nghiên cứu của bà có nhắc đến lịch sử về loại bánh này: “Công thức lâu đời nhất của loại bánh Tiramisu được tìm thấy trong một cuốn sách viết bởi Giovanni Capnist mang tên “I Dolci del Veneto” (Các món tráng miệng của Veneto) được xuất bản lần đầu năm 1983 trong đó có công thức cơ bản nhất của món bánh tiramisu. Và công thức món bánh tiramisu hiện tại có những thay đổi đáng kể so với phiên bản ở Treviso.” Theo Anna Maria, món bánh này được phát minh tại vùng Treviso tại nhà hàng Le Beccherie bởi Francesca Valori, người có tên thời thiếu nữ là Tiramisu.
Ở Mỹ, bánh Tiramisu bắt đầu được sử dụng phổ biến lần đầu tiên khi nó xuất hiện tại San Francisco trong những năm 1990 và nhanh chóng lan rộng ra toàn nước Mỹ. Tiramisu hiện nay vẫn đang là sự lựa chọn số một cho món tráng miệng ở trên thực đơn của rất nhiều nhà hàng lớn hay tiệm cà phê và là món bánh được ưa thích tại các cửa hàng bánh ngọt.
Góp nhặt
Ảnh: Internet
Thứ Tư Tuần III Phục Sinh Năm B
PHÚC ÂM:  Ga 6, 35-40
"Ý muốn của Cha Ta là: hễ ai thấy Con thì có sự sống đời đời".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán với đám đông rằng: "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ. Nhưng Ta đã bảo các ngươi rằng: Các ngươi đã thấy Ta, nhưng các ngươi không chịu tin. Những ai Cha đã ban cho Ta sẽ đến với Ta. Và ai đến với Ta, Ta sẽ không xua đuổi ra ngoài. Bởi vì Ta từ trời xuống không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai Ta. Vậy ý của Cha, Đấng đã sai Ta, là hễ sự gì Người đã ban cho Ta, Ta chẳng để mất, nhưng ngày sau hết, Ta sẽ cho nó sống lại. Quả vậy, ý của Cha Ta là hễ ai thấy người Con và tin vào người Con thì có sự sống đời đời". Đó là lời Chúa.
Câu chuyện về chiếc bánh và tình yêu của người làm bánh, cho bánh thật ý nghĩa. Xin cho con cũng biết thật yêu quý và trân trọng chiếc bánh Chúa ban cho chúng con, qua mỗi thánh lễ, qua mỗi lần đến dự tiệc với Ngài. Amen.

0 comments:

Đăng nhận xét

"Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Ga 2,17)