Thánh Pacôme, khi còn ngoại đạo, đã tự hiến mình trong đạo binh của
hoàng gia. Một ngày kia, các binh sĩ trong đơn vị của ngài gặp phải hoàn cảnh cực
kỳ đói khát sau khi phải đi bộ qua sa mạc dưới cái nắng chết người. Khi ngài và
các binh sĩ vào thành Thèbes ở Ai Cập thì có nhiều người chạy lại bên họ, cho họ
ăn và uống, cùng chăm sóc họ chu đáo, tận tình. Pacôme rất ngạc nhiên trước những
sự chăm sóc bất ngờ và bất thường này. Pacôme cho tra hỏi xem những người tốt
lành này là ai? Thì người ta trả lời
Ngài: "Đó là những người Kitô-hữu".
Ngài bèn la lên: "Một tôn giáo dạy người ta cứu giúp những kẻ khốn
khổ hoàn toàn xa lạ với mình là một tôn giáo chỉ có thể đến được từ vị Chúa
chân thật!"
Sau biến cố này, Pacôme đã giã từ binh nghiệp và trở lại đạo Công
Giáo. Ngài trở thành một vị sáng lập các đan viện vĩ đại và một vị thánh lừng
danh.
Ảnh:
Internet
Tin Mừng hôm nay
ghi cũng ghi lại một phản ứng tương tự. Đứng trước phép lạ Chúa chữa cho người
câm điếc được khỏi, dân chúng đã hết sức ngạc nhiên: "Họ hết sức kinh ngạc"
(Mc 7,37). Và sau đó, họ còn đưa ra một nhận hết sức tốt đẹp về những việc làm
và cuộc sống của Chúa Giêsu: "Ông ấy
làm việc gì cũng tốt đẹp cả" (Mc 7,37).
Thứ Sáu Tuần V Thường
Niên Năm Chẵn
PHÚC ÂM: Mc 7,
31-37
"Người làm
cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được".
Khi
ấy, Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô qua Siđon đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh,
Người ta đem đến cho Người một kẻ câm điếc và xin Người đặt tay trên kẻ ấy. Người
đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh ta và bôi nước miếng vào
lưỡi anh. Đoạn ngước mắt lên trời, Người thở dài và bảo: "Ephpheta!",
nghĩa là "Hãy mở ra!", tức thì tai anh ta mở ra và lưỡi anh ta được
tháo gỡ, và anh nói được sõi sàng. Chúa Giêsu liền cấm họ: đừng nói điều đó với
ai cả. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy lòng thán
phục mà rằng: "Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được
và người câm nói được".
0 comments:
Đăng nhận xét