"Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ"
Nhà độc tài nào sau khi ra đi cũng trở thành bia cho không biết bao
nhiêu những lời đàm tiếu của thiên hạ. Năm 1986, người ta nói đến trên 3,000
đôi giày đã trở thành bảo tàng viện của bà Imelda Marcos, phu nhân của cựu tổng
thống Phi Luật Tân, ông Ferdinand Marcos. Sau đó, người ta lại bàn tán về những
đôi giày của bà Elena, vợ của nhà độc tài Ceaucescu bị hành quyết tại Rumani.
Khi vợ chồng của cựu tổng thống Marcos bị bắt buộc phải bỏ nước Phi,
dân chúng đã tuôn đến dinh tổng thống như một ngày hội: họ đến đó chỉ để xót xa
so sánh cái cảnh giàu sang quá mức của gia đình nhà độc tài với cái đói khổ mạt
rệp của dân chúng. Người dân Phi nói rằng, trong 9 năm liền, bà Imelda Marcos
chỉ có thể mang một đôi giày không quá 3 lần là cùng. Sau khi hành quyết vợ chồng
Ceaucescu, người ta mới khám phá ra rằng căn nhà mà họ cho là bình thường của họ
chính là một biệt thự sang trọng với 40 phòng khác nhau được trang trí bằng những
bức tranh đắt giá, phòng tắm được khảm bằng vàng. Mỗi phòng đều có truyền hình
và máy video.
Tài sản của ông Ceaucescu cũng không thua kém gì những của cải biển lận
của ông Noriega, cựu tổng thống bị truất phế của Panama. Ông tướng này không chỉ
có những căn nhà lộng lẫy trong nước, mà còn không biết bao nhiêu biệt thự tại
Pháp và các nước khác. Máy bay và những chuyến du thuyền của ông không còn là
những phương tiện để di chuyển, mà là cả một thú sưu tầm.
Không có một nhà độc tài nào mà không tham lam tiền của. Người ta nói
đến hàng tỷ Ðôla của ông Marcos. Nhà độc tài của một nước nghèo nàn như Haiti
cũng có đến 400 triệu Mỹ kim. Somoza, người bị lật đổ tại Nicaragua, thì có đến
hàng trăm triệu Ðô la đầu tư vào những kinh doanh đồi trụy như đĩ điếm, cờ bạc.
Cựu hoàng đế Pokassa của một nước nghèo nàn lạc hậu như Cộng Hòa Trung Phi bên
Phi Châu, đã làm lễ đăng quang năm 1976 với một phí tổn là 20 triệu Mỹ kim. Và
hiện nay, người ta ước tính tài sản của tổng thống Zaire là ông Mobutu Sese
Seko lên đến gần 5 tỷ Mỹ kim.
Giá của những tài sản bất chính ấy thường giống nhau: một cuộc lưu
vong nhục nhã, một cuộc chốn chạy không kèn không trống, một cuộc hành quyết dã
man hay một cuộc sống trong lo sợ từng ngày và làm mục tiêu cho những oán ghét.
Mỗi dịp đầu năm, dường như ai cũng muốn làm một quyết tâm. 50% người
Hoa Kỳ quyết tâm giảm thiểu sự ăn uống để gìn giữ sức khỏe.
Ðối với người Kitô chúng ta, sức khỏe tinh thần, sự cường
tráng tâm linh có lẽ là điều quan trọng hơn cả. Quyết tâm của
chúng ta phải là quyết tâm điều chỉnh lại sự lựa chọn cơ bản của chúng ta. Ðâu
là cùng đích của cuộc sống chúng ta? Ðâu là lý tưởng của chúng ta? Ðâu là giá
trị cao cả nhất trong cuộc sống của chúng ta? Tiền bạc và nhất là tiền bạc bất
chính có đem lại hạnh phúc cho đời Người không?
Trích
sách Lẽ Sống
Ảnh: Internet
Ngày 4/1 trước Lễ
Hiển Linh
PHÚC ÂM: Ga 1,
35-42"
Chúng tôi đã gặp
Đấng Cứu Thế".
Khi
ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông, nhìn theo Chúa
Giêsu đang đi mà nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa". Hai môn đệ nghe ông
nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo mình,
thì nói với họ: "Các ngươi tìm gì?" Họ thưa với Người: "Rabbi,
nghĩa là thưa Thầy, Thầy ở đâu?" Người đáp: "Hãy đến mà xem". Họ
đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ
thứ mười. Anrê, em ông Simon Phêrô, (là) một trong hai người đã nghe Gioan nói
và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh:
"Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô", và ông dẫn anh
mình tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: "Ngươi là Simon, con
ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá".
0 comments:
Đăng nhận xét