Thằng bé lê la từ đầu đến cuối chợ, nhặt gì ăn nấy, khi miếng bánh rán, khi quả chuối, lúc vài hạt bỏng ngô trong túi bóng
còn sót lại…
Mỗi lần có đuợc thứ gì đó đút vào miệng, nó vui lắm, hai mắt sáng lên. Tội nghiệp!
Con tôi nghe thấy ghen tị vứt đũa bỏ bát bún chả. Nó đuợc nuông chiều từ nhỏ. Sợ con thiệt thòi, thứ gì nó đòi hỏi tôi cũng đáp ứng, chỉ có một mặt con không chiều sao được!
Nhưng mấy hôm nay tâm thần tôi bỗng khác. Tất cả là từ thằng bé ăn mày đó. Nó ở đâu đến đây? Chạm mặt lần đầu tiên là hôm nó chạy theo tôi gọi trả lại túi lạc rang, nét rạng rỡ hiện lên khuôn mặt lem luốc thơ ngây. Mỗi lần ra chợ tôi lại đưa mắt kiếm tìm, nhét vào tay nó vài ngàn đồng, tôi hỏi:
-Cha mẹ đâu mà cháu đi lang
thang thế này?
-Cháu không biết.
-Sao không đi tìm?
-Tìm mà chẳng thấy.
Lòng tôi trĩu xuống ngàn vạn tâm tư, có đêm tôi trằn trọc thao thức tới khuya cũng chỉ vì nghĩ đến nó. Chồng tôi bảo tôi rỗi hơi, có lẽ tôi rỗi hơi thật. Nó chẳng máu mủ cũng chẳng phải hàng xóm thân quen. Nhưng..sao bao nhiêu câu hỏi cứ dồn về nó! Thằng bé giờ này chắc vẫn lang thang. Hôm nay xin
được những gì? Ăn gì? Mà có ăn gì chưa? Nó ngủ thế nào? Mùa đông quá lạnh, mùa hè quá nóng, lấy đâu ra chăn ấm màn che? Khi
mưa gió nó trú ở đâu? Ma lớn bắt nạt ma bé, ma cũ bắt nạt ma mới đầu đường xó chợ đâu cũng có, nó đã bị bắt nạt bao nhiêu lần rồi? Nó trôi dạt tự bao giờ? Không cha mẹ còn anh em
hàng xóm…
Đằng này hỏi gì cũng lắc.Con tôi chưa một lần chịu cực, phải chăng vì thế mà nó thành ông tướng nhỏ? Mười người thì chín người bảo con láo, lỗi tại cha mẹ, giờ thành nếp rồi. Như thằng bé ăn mày kia, ngoan
thành nếp, mà ai dạy nó. Mười tuổi đầu, nó còn quá nhỏ để có thể biến thành đại ca
"xóm liều". Bao giờ nó biến thái? Năm năm, mười năm, mà liệu nó có thể biến thái nổi không? Chừng ấy năm víu vá vào xã hội này để tồn tại được thì công nhận sức sống của con người thật lớn.
Nghe khen thằng bé, con tôi vứt đũa hờn dỗi. Chồng tôi hỏi:
-Sao đến bữa cơm em lại lôi chuyện không đâu ra nói thế?
-Chợt nghĩ đến thì em nói thôi. Ăn cơm đi con kẻo lại đói.
-Con ghét nó, mẹ không yêu con nữa.
-Mẹ yêu con mà?
-Thế mẹ phải mua áo cho
con, mẹ hứa đi.
-Ừ mẹ hứa.
Tôi đưa con đi mua áo. Hơn hai tiếng đồng hồ lựa chọn nó cũng ưng một chiếc, chiều được thằng bé tôi cũng hết hơi. Lúc về, hai mẹ con ăn kem bên đường. Sực nhớ, tôi mua chiếc ốc quế mang
sang cho thằng bé ăn mày. Nó reo lên. Những kẻ ăn mày thường tìm thấy niềm vui quanh bãi rác phải chăng quá đúng? Thế giới này bao giờ cũng đúng? Trái tim của những người cha người mẹ kia vứt đi đâu vậy nhỉ?
-Mẹ của tao chứ mẹ của mày à?
Con tôi nạt nộ thằng bé ăn mày rồi giật cây kem
trong tay thằng bé ném đi. Tôi giận mà không nỡ đánh con, chỉ thấy buồn bực bản thân. Chồng tôi bảo tôi lại rỗi hơi. Anh bất bình việc tôi vì chuyện nhỏ mà mắng con. Tôi hỏi:
-Lương tâm anh để đâu rồi?
-Để vào em và con đó, anh thấy anh chỉ có trách nhiệm yêu thương hai mẹ con em thôi. Em thương được hết trẻ em mồ côi trên thế giới này không?
Tôi không nói nữa, có lẽ tôi và anh sẽ cãi nhau cả ngày nếu như tôi tiếp tục bênh vực thằng bé ăn mày đó. Tôi có nên gây chiến với mái ấm của mình không? Không là tốt nhất. Chồng con yêu tôi, thế thì lí gì tôi để ý người ngoài? Trái tim tôi nhỏ bé lắm.
Nhữmg người dốc tiền túi ra cưu mang trẻ em lang thang cơ nhỡ là vĩ nhân!
Tôi không có gan nhận một đứa con nuôi.Tôi còn phải chăm lo cho
gia đình của mình. Hay tôi xin cho
thằng bé một công việc gì đấy? Nó có thể rửa bát ở một quán ăn, nó sẽ có cơm. Sáng mai chủ nhật tôi sẽ tìm việc cho bé, bé ạ.
Nhưng chủ nhật vợ chồng hay ngủ nướng. Tôi không vượt qua được cái lười. Dọn dẹp nhà cửa đã mất cả đống thời gian. Trong lúc ấy tôi chỉ nghĩ sẽ nấu món gì. Đầu óc tôi đôi khi có lướt qua thằng bé ăn mày nhưng hình ảnh còm còm tội nghiệp không đọng lại.
-Mẹ, cho con đi chơi
-Chơi ở đâu?
-Con thích đi bơi
-Tôi chiều quý tử. Ngang qua chợ thấy có đám đông láo nháo vòng trong
vòng ngoài cạnh vỉa hè gần cổng ra vào, sợ con nhìn thấy tai nạn đêm nằm mơ nên tôi đi thẳng. Chiều qua đoạn đường ấy, không còn đám đông, chỉ thấy máu khô loang lổ bám đường. Mai kia người qua xe lại,vết tích tai nạn sẽ biến mất cả trên đường lẫn trong tâm trí người chứng kiến. Hai mẹ con ăm kem. Nghĩ đến thằng bé ăn mày tôi ngó quanh quẩn. Khi vào chợ mua rau cũng không thấy nó lảng vảng.Tôi hỏi:
-Thằng bé ăn mày bạt vía đâu nhỉ?
-Nó lên trời rồi - chị hàng rau nhét bó cải xoong vào túi bóng đáp.
-Chị khéo đùa
-Tai nạn lúc đầu giờ chiều đó... Khổ thân
-Tai nạn?
-Ai bảo ngu! Nhìn thấy một thằng móc túi người ta nó hét ầm lên, thằng kia quay lại xô một cái thật mạnh trả thù, ai ngờ nó ngã vào đầu taxi, nghe nói chưa đến bệnh viện đã vào nhà xác. Cứ ngơ đi thì chẳng đến nỗi chết …
Tôi run run như làm điều bất chính.
Trên đời này còn nhiều ăn xin lắm. Trái tim tôi nhỏ bé và ích kỉ. Bao nhiêu kẻ như con tôi hằn học với ăn mày? Bao
nhiêu kẻ như chồng tôi vô
cảm với ăn mày? Bao
nhiêu kẻ như tôi nghĩ đến ăn mày nhưng không làm gì cho họ? Giá như sáng nay tôi đưa thằng bé đi xin việc… Mà giá như có tác dụng gì? Thằng bé đã chết!
Tôi thu lu ngồi bó gối đầu giường. Những vệt máu khô loang lổ bóc khỏi mặt đường tiến về phía tôi và khóc.
Bên cạnh, chồng tôi vẫn ngủ say, miệng anh khe khẽ cười.
---Nghìn
cánh hạc gửi cậu bé mồ côi.---
FB Hạt Giống Tâm Hồn
Thứ Bảy Tuần XIX Mùa Thường Niên Năm lẻ
PHÚC ÂM: Mt 19, 13-15
"Đừng
ngăn
cấm các trẻ
nhỏ đến
với Ta, vì Nước
Trời là của
những người
giống như
chúng".
Khi ấy, người ta đem những trẻ nhỏ đến cho Chúa Giêsu để Người đặt tay và cầu nguyện cho chúng. Các môn đệ liền quở trách chúng, nhưng chúa Giêsu bảo: "Hãy để các trẻ nhỏ đến với Ta, và đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những người giống như chúng". Sau khi Người đặt tay trên chúng, thì Người đi khỏi nơi đó.
0 comments:
Đăng nhận xét