Năm Thánh 2000, năm Đại Toàn Xá, ĐGH Gioan Phaolô II đã ngỏ lời xin lỗi thế giới về những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ. Nhiều tổng thống, thủ tướng, thượng nghị sĩ hay những người nổi tiếng phải triệu tập những cuộc họp báo để xin lỗi công chúng vì những hành động hay lời nói của họ.
Tại sao lời xin lỗi lại quan trọng đến như thế? Xin thưa là bởi vì, lời xin lỗi có sức mạnh hoá giải, làm hoà và đi đến hoà bình.
Có một người con trai rất giận dỗi và không nói chuyện với bố mình. Ông ấy chỉ lo công việc mà không dành nhiều thời gian cho con cái. Một hôm ông nói: "Con trai, bố thực sự xin lỗi con vì cứ mải mê theo đuổi sự nghiệp mà không thể ở bên con, nhưng thực sự bố rất yêu
con". Thật là kỳ diệu. Họ ôm nhau và lần đầu tiên trong nhiều năm qua, họ thực sự bắt đầu nói chuyện thân mật với nhau.
Chúng ta làm những điều sai lỗi, gây nổi buồn cho người khác. Chúng ta phê phán công việc của người khác trước đám đông, nói một điều làm ai đó tổn thương, rồi biện minh rằng: "Tôi chỉ đang đùa thôi". Không dễ dàng để nói một lời xin lỗi. Nhưng lời xin lỗi có một sức mạnh diệu kỳ. Bạn đã kinh nghiệm chưa?
Giá trị của lời xin lỗi
Biết nói
lời xin
lỗi, chứng tỏ ta
có lòng kính trọng và
thiện cảm đối với người bị hàm oan.
Xin lỗi có
khả năng
hóa giải cơn giận.
Xin lỗi
ngăn chặn các
hiểu lầm nhau. Lời xin
lỗi như liều thuốc chữa
lành mọi vết thương lòng.
Xin lỗi mở cánh cửa tha
thứ,
giúp con người cảm thông với
nhau.
Khi lỡ xúc
phạm đến ai, ta cảm thấy hối hận và xấu hổ rồi bần thần, áy
náy lương tâm.
Khi ngõ lời xin
lỗi, ta
tìm đựơc bình an
tâm hồn, cảm nhận sự thanh thản và
thân thiện với anh em.
Biết lỗi và xin lỗi là
dấu chỉ của một con người
khiêm nhường.
Xin lỗi có
một lối đi từ trái
tim đến
trái tim. Thành tâm, không giả tạo, mang đến nhiều lợi ích
trong ứng xứ.
Một lời xin lỗi
chân thành có sức mạnh vĩ đại, có
khả năng
biến đổi đời người, cho cả người xin và kẻ nhận.
Thứ Sáu Tuần XIII Mùa Thường Niên
Lời Chúa: Mt 9,9-13
9 Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: "Hãy theo Ta". Ông ấy đứng dậy đi theo Người. 10 Và xảy ra là khi Người ngồi dùng bữa trong nhà, thì có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. 11 Những người biệt phái thấy vậy, liền nói với các môn đệ Người rằng: "Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như thế?" 12 Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng: "Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! 13 Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: 'Ta muốn lòng nhân từ, chứ không phải là hy lễ'. Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi".
0 comments:
Đăng nhận xét