Khi
hiện
ra với
các môn đệ, Chúa Giêsu phục
sinh vẫn
còn mang những thương
tích của
cuộc
thụ
nạn.
Điều
này có ý nghĩa gì? Câu chuyện sau đây có thể
cung cấp
vài tiêu điểm giúp chúng ta tìm hiểu.
Chuyện
kể
về
một
góa phụ
lao động
ở
thành phố
New York. Trong khoảng thời
gian 6 năm, bà đã chứng kiến
cảnh
3 đứa
con của
mình bị
bắn
chết,
đứa
nhỏ
nhất
bị
bắn
ngay trước
cửa
nhà bà. Những cảnh
ấy
đã để
lại
một
vết
thương
sâu đậm
trong lòng bà, và vết thương
ấy
cứ
như
sống
lại
làm bà nhức nhối
mỗi
lần
bà nghe tin có một ai đó bị
giết
chết.
Tuy nhiên bà không để mình bị
trói buộc
trong nỗi
sợ
hãi. Trái lại bà tìm cách đến
với
người
khác. Bà đi diễn thuyết
khắp
nơi
và trở
thành một
nhà hùng biện tranh đấu
cho việc
kiểm
soát vũ khí. Bà lập một
hiệp
hội
gồm
những
phụ
nữ
cùng hoàn cảnh với
Bà. Mỗi
khi có một
đứa
con bị
giết
chết,
bà đến
thăm và an ủi cha mẹ
chúng. Bà cho biết ban đầu
bà ước
sao cho những đứa
trẻ
vô tội
ấy
đừng
sinh ra còn hơn. Nhưng
bây giờ
thì bà nói: "Hẳn nhiên trong cái chết
của
chúng có một nỗi
buồn
phiền,
thế
nhưng
cũng có một
niềm
vui không thể tin được.
Nếu
tôi đã không có 3 đứa con bị
giết
thì tôi đã không là một con người
như
hôm nay. Chúng giúp tôi mạnh
mẽ,
chúng giúp tôi sống không ích kỷ".
Khung cửa
nhà bà vẫn
còn lại
những
vết
đạn
đã bắn
chết
đứa
con út của
bà. Tuy nhiên bà không cho sửa lại
khung cửa
ấy.
Tại
sao? Bà nói "Tôi muốn những
lỗ
đạn
ấy
còn mãi ở
đấy
để
nhắc
cho mọi
người
nhớ
là có người
đã bị
giết
chết
ngay chỗ
ấy.
Nếu
sửa
lại
thì người
ta sẽ
quên".
"Khi
sửa
lại
thì người ta sẽ
quên". Có lẽ đó là lý do tại
sao Chúa Giêsu phục sinh vẫn
giữ
lại
những
vết
thương
của
cuộc
chịu
nạn.
Trước
hết,
những
vết
thương
ấy
giúp các môn đệ nhận
ra Ngài: Đấng hôm nay chiến
thắng
sự
dữ
vẫn
là một
với
Đấng
hôm trước
đã chịu
nạn
chịu
chết
để
nhờ
đó Thiên Chúa chiến thắng
cái chết.
Thứ
hai, những
vết
thương
ấy
là bằng
chứng
tình yêu của Ngài. Chúa Giêsu không chỉ
nói suông về tình yêu, Ngài đã chịu
đau khổ
để
làm chứng
cho tình yêu. Đó là những thương
tích mà Người
mục
tử
chịu
đựng
để
bảo
vệ
đàn chiên yêu quý của mình.
Chúa Giêsu không dấu
những thương
tích.
Ngài
cho Tôma
thấy và mời
ông chạm vào. Khi Tôma chạm
vào đấy, nỗi
hoài nghi của ông tan biến
và đức tin của
ông sống lại.
Những
thương
tích thánh thiện
của
Chúa Giêsu là nguồn an ủi,
nguồn
can đảm
và nguồn
hy vọng
của
chúng ta. Chúng giúp ta chịu đựng
đến
cùng những
thương
tích của
chúng ta. Chúng bảo ta đừng
sống
ích kỷ.
Nhờ
những
thương
tích của
Ngài, chúng ta được chữa
lành khỏi
chứng
bệnh
tự
thương
xót mình và mặc
cảm
là nạn
nhân.
Người
ta có khuynh hướng che dấu
những thương
tích
vì
nghĩ
rằng người
khác mà thấy được
sự yếu ớt của
mình thì sẽ không còn kính trọng
mình. Tuy nhiên những kẻ
dám cho người khác biết
những cuộc
chiến đấu
của mình thì sẽ
là một nguồn
an ủi cho người
khác. (FM)
Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục sinh (Năm C) - Kính Lòng Chúa Thương Xót
Lời Chúa: Ga 20,19-31
19 Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho các con”. 20 Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. 21 Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con “. 22 Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, 23 các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”.
24 Bấy giờ trong mười hai tông đồ, có ông Tôma goi là Điđymô, không cùng ở với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. 25 Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.
26 Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. 27 Đoạn Người nói với Tôma: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. 28 Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi!” 29 Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”.
30 Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này; 31nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con, xin
cho chúng con biết nhìn lên Thánh Giá, nhìn lên những vết thương của Ngài mà sống tốt hơn, mà tin tưởng vào Chúa mãnh liệt và tha thiết hơn.
0 comments:
Đăng nhận xét