Chúa Nhật XXVII TNB – Kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi
Ngày kia có một vị linh mục nói
chuyện với đám tù nhân vừa mới được trả tự do.
Sau khi đã thăm hỏi họ về chuỗi ngày cực khổ, thì một người trong đám họ đã
nói: Chính những cực nhọc của kiếp sống đoạ đày
đã đem lại nhiều lợi ích
cho chúng con. Vì nhờ đó
chúng con mới hiểu được giá
trị và
yêu thích sự cầu nguyện. Rồi anh ta giơ ra
cho vị linh
mục xem
một
khúc tràng hạt, chỉ gồm có
10 hạt mà
thôi. Vị linh
mục ngỏ ý muốn tặng anh một chuỗi khác, nhưng
anh đã cám ơn, đã
từ chối và nói: Thưa cha
đây là một kỷ niệm sâu
xa nhất
trong cuộc đời của
con, con sẽ cẩn thận gìn
giữ nó,
vì nó gợi cho
con nhớ đến chuỗi
ngày bi thảm.
Chúng con cả thảy gồm 3
người, bị thương nặng trên trận địa và nằm chờ chết. Bấy giờ
trong thinh lặng giữa lúc màn đêm buông xuống, con khẽ lần hạt, và
rồi hai
người bạn kia lên tiếng
xin một mẩu tràng hạt để cùng lần,
thì ra họ cũng
là người
công giáo. Con bèn dứt chuỗi tràng hạt
thành ba khúc, mỗi người một
khúc, và chúng con cùng nhau lần hạt một
cách sốt sắng như thể là lần cuối cùng trong cuộc sống.
Nghe xong câu chuyện này, có thể một số người trong chúng ta sẽ nói: Tôi sẽ không chờ cho đến những giây phút bi thảm và đen tối như vậy mới cầu nguyện. Tốt lắm. Phải cầu nguyện liên tục, nhất là những lúc gặp phải gian nguy thử thách. Thế nhưng nhiều người trong chúng ta lại thờ ơ với chuỗi Mân côi, vì nó tẻ nhạt, vì nó buồn chán. Thật là đáng tiếc.
Cách đây 1000 năm, đạo quân Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa trầm trọng thế giới Công Giáo. Tình hình càng thêm bi thảm hơn nữa vào thế kỷ XVI. Họ tiến vào châu
Âu và quyết tâm dứt điểm bằng một cuộc hải chiến tại vịnh Lépante. Trong khi đạo quân Công giáo với một lực lượng yếu kém hơn nhiều xông ra chiến trận, thì tại Rôma, Đức Giáo Hoàng đã tổ chức những hiệp hội Mân Côi, liên tục lần chuỗi, dâng lên Mẹ những lời kinh thắm thiết để xin Mẹ nâng đỡ phù trợ. Và sau cùng đạo quân công giáo đã chiến thắng. Để tạ ơn Đức Mẹ và để ghi nhớ cuộc chiến thắng này, Đức Thánh Cha Piô V đã thiết lập lễ Mẹ Mân Côi mà chúng ta mừng kính ngày hôm nay.
Còn với chúng ta thì sao? Đôi khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, ngán ngẩm khi phải lần chuỗi. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta chưa lần chuỗi cho đúng cách.
Tại một giáo xứ nọ, thầy
giúp xứ hướng dẫn một số em
vào nhà thờ để lần hạt chung với
nhau. Tại mỗi ngắn, thầy bèn trao cho các em xem một bức
hình liên hệ. Chẳng hạn năm
sự Mừng thứ nhất thì ngắm, Đức Chúa Giêsu sống lại. Các em sẽ nhìn
thấy bức hình lộng lẫy: Chúa Giêsu phục
sinh, khải
hoàn ra khỏi mồ, còn những
tên lính canh thì hoảng sợ vứt bỏ khí giới trước luồng
ánh sáng chói loà.
Dĩ nhiên chúng ta không thể làm như vậy mỗi khi lần hạt, nhưng chúng ta có thể nghĩ tưởng trong đầu óc, nhờ đó mà chúng ta như được tham dự vào chính những biến cố mà mỗi ngắm, mỗi mầu nhiệm của kinh Mân Côi gợi lên. Trong tháng 10 cũng như trong suốt cả cuộc đời, chúng ta hãy dâng lên cho Mẹ những lời kinh Mân Côi sốt sắng, là như những bông hồng tươi xinh, để xin Mẹ nâng đỡ và phù trợ cho chúng ta luôn mãi.
TGP Sài Gòn
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI
Lời Chúa: Lc 1, 26-38
"Này Trinh nữ sẽ thụ thai
và sinh một Con
trai".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Thiên thần Gáp-ri-en được Chúa sai đến một thành xứ Ga-li-lê-a, tên là Na-gia-rét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đa-vít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ”.
Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đa-vít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Gia-cóp và triều đại Người sẽ vô tận”.
Nhưng Maria thưa với Thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?”. Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Đấng Bà sinh ra, sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, I-sa-ve
chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được”.
Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”. Và Thiên thần cáo biệt Bà.
*Lạy Mẹ Maria, xin cho chúng con được mạnh dạn nói tiếng
Xin Vâng như Mẹ, xin cho con siêng năng chạy đến
cùng Mẹ qua
những
chuỗi hạt Mân Côi, để nhờ Mẹ lời cầu của con được đến với
Chúa. Amen.
0 comments:
Đăng nhận xét