Ngày 09/8 hàng năm, hàng ngàn người Nhật Bản và nhiều du khách tập trung
về Ðài Hòa Bình tại Nagasaki để tưởng niệm quả bom nguyên tử đầu tiên được ném
xuống Nhật Bản.
Ðúng 11 giờ 03 phút, giờ định mệnh của thành phố Nagasaki, từng đám đông
dừng lại trong thinh lặng, trong khi đó từ các tháp chuông trên khắp nước, từng
hồi chuông ngân vang để tưởng niệm giây phút đau thương của Nagasaki.
Ngày 09/8/1945, quả bom nguyên tử đầy tiên đã giết hại khoảng 70 ngàn
người và tiêu hủy gần như trọn vẹn thành phố Nagasaki. Ba ngày sau đó, quả bom
thứ hai cũng được trút xuống trên Hiroshima nâng tổng số những người thiệt mạng
lên đến gần 140,000 người. Và gần đây, hơn hai người còn sống sót từ dạo đó
cũng vừa qua đời vì ảnh hưởng của phóng xạ.
Lên tiếng trong một tuần lễ tưởng niệm, ông Motoshima, thị trưởng
Nagasaki đã phát biểu như sau: "Qua kinh nghiệm đau thương này, những người
công dân của thành phố Nagasaki đều nhận thấy rằng: bom nguyên tử có thể hủy diệt
toàn thể nhân loại. Do đó, chúng tôi đã không ngừng kêu gọi hủy bỏ các vũ khí hạt nhân". Bài
diễn văn trên đây của ông thị trưởng Nagasaki đã được sao gửi đến các vị nguyên
thủ quốc gia trên thế giới.
Cũng trong bài diễn văn này, ông Motoshima đã tha thiết kêu gọi Liên Xô
và Hoa Kỳ hãy ngồi vào bàn hội nghị với nhau và hãy quyết tâm cam kết thực hiện
sự chung sống hòa bình giữa Ðông và Tây cũng như làm mọi cố gắng để giải trừ vũ
khí hạt nhân...
Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay. Có một lần trải qua đau thương như
người Nhật Bản, cách riêng những người Nagasaki và Hiroshima, con người mới thấy
được thế nào là sự tàn phá của bom nguyên tử và sự khao khát hòa bình.
Lời kêu gọi trên đây của ông thị trưởng thành phố Nagasaki có lẽ không
chỉ được ngỏ với các vị nguyên thủ quốc gia, hoặc hai cường quốc Hoa Kỳ và Liên
Xô. Lời kêu gọi đó cũng phải được truyền đến tận tai của từng người. Bởi vì hòa
bình không phải chỉ là vấn đề của một số người, hoặc của một số quốc gia. Hòa
bình là vấn đề của từng người. Nó là cố gắng xây dựng của từng ngày và của từng
người.
Nhưng hòa bình không chỉ là thành quả của những cố gắng. Nó còn là một
ân ban mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể trao tặng cho con người... Ngày 27/10/1986,
cuộc gặp gỡ cầu nguyện cho hòa bình của các vị đại diện các tôn giáo trên thế
giới đã nói lên được chiều kích đích thực của hòa bình: hòa bình phải xuất phát
từ tâm hồn con người.
Con người cần phải cầu nguyện cho hòa bình. Chính trong cuộc gặp gỡ thâm
sâu trong tâm hồn giữa con người và Thiên Chúa mà hòa bình đích thực mới phát
sinh. Cho dù có hủy bỏ mọi vũ khí hạt nhân, cho dù có ký mọi hòa ước, nếu con
người chưa dẹp bỏ mọi thứ vũ khí khác trong tâm hồn, mầm mống của chiến tranh vẫn
còn đó...
Trích sách Lẽ Sống
Ảnh: Internet
Bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Mátthêu cho
ta thấy mức độ tin của nhóm người đi theo Chúa, qua đại biểu là Phêrô, đạt được:
Vừa nhận biết Chúa Giêsu là “Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” nhưng đồng thời
vẫn chưa hiểu rõ kiểu “Kitô” mà Chúa Giêsu muốn là như thế nào, do đó Phêrô đã
lên tiếng ngăn cản khi Chúa Giêsu báo tin Ngài sẽ chịu nạn chịu chết. Vì vậy,
Chúa Giêsu một lần nữa nhắc lại sự cần thiết phải từ bỏ.
Thứ Năm Tuần XVIII Thường
Niên Năm Chẵn
PHÚC ÂM: Mt 16, 13-23
"Con là Đá, Thầy sẽ ban cho con chìa
khoá nước trời".
Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa
hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người
là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là
Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu nói
với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa
rằng: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Chúa Giêsu trả lời
rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay
máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo
cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa
ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước trời. Sự gì con cầm
buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời
cũng cởi mở". Bấy giờ Người truyền cho các môn đệ đừng nói với ai rằng Người
là Đức Kitô.
Kể từ đó, Chúa Giêsu bắt đầu
tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi
các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, phải bị giết, và ngày thứ ba thì sống lại.
Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy Thầy, xin Chúa giúp Thầy
khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu". Nhưng Người quay lại bảo Phêrô
rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy: con làm cho Thầy vấp phạm, vì
con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc
về loài người".
0 comments:
Đăng nhận xét