Nếu một lần bạn bước chân vào viện dưỡng lão, cô nhi viện hay đến với những bệnh nhân đơn độc… bạn sẽ thấy họ cần bạn thế nào. Không phải họ muốn được chia sẻ chút ít vật chất cho bằng muốn được hơi ấm tình người, muốn được cảm thông, và muốn được nói chuyện như chưa bao giờ được nói. Cứ để họ giãi bày tâm sự, kiên nhẫn lắng nghe, bạn sẽ thấy được sự phũ phàng của nhân tình thế thái trong câu chuyện đời của họ. Họ sẽ dạy bạn bài học về ý nghĩa cuộc đời; và bạn có cảm tưởng họ trao tặng bạn nhiều hơn những gì bạn mang đến cho họ. Có những người không kìm được nước mắt, không rời chân được trước những ánh mắt trìu mến thèm khát tình người hay những lời nói đơn sơ làm nhói đau con tim: “Bố ơi! Mẹ ơi! Đừng đi” của trẻ mồ côi. Và những câu chuyện đời bi hài tưởng chỉ có trong tiểu thuyết mà đang diễn ra giữa đời thường.
Một lần, tôi đến thăm gia đình chỉ có hai ông bà ngoài tám mươi tuổi bị bệnh. Ông thì bị bại chân nên
lê lết bằng đôi tay, bà thì nằm liệt trên giường. Thấy có người đến chơi, ông cụ ngạc nhiên không cất lên lời. Một lúc lâu, như giật mình, cụ mới mời tôi vào
nhà uống nước. Qua những câu chuyện xã giao, mắt cụ nhòe dần, những giọt nước mắt ‘cạn’ lăn trên gò má đồi mồi vì tuổi già. Những giọt nước mắt nói lên sự chua xót, phũ phàng của cuộc đời. Bao nhiêu năm cống hiến tuổi xuân cho quê hương, vất vả chăm lo cho con cái, giờ đây chỉ nhận được sự thờ ơ, lạnh nhạt, thậm chí bị hắt hủi.
...
Con người ngày nay
dường như không còn thời gian để thăm viếng nhau. Thậm chí có những
gia đình cả ngày
con không nhìn thấy mặt cha hoặc mẹ, họ đi
làm khi con chưa dậy, trở về nhà khi con đã ngủ. Áp lực cuộc sống làm cho con người không còn nhiều thời gian dành cho gia đình nên tình trạng đổ vỡ hạnh phúc là
điều dễ xảy ra. Bạn và tôi, chúng ta hãy bắt đầu bằng những cuộc thăm viếng người thân. Hãy ra khỏi mình để tìm đến với những anh em cần sự cảm thông. Hãy đến với những người chúng ta khó gần hay gây bất hòa, đừng chuẩn bị gì cả, sự hiện diện là đủ. Chúng ta
hãy thắp lên
ngọn lửa tình thân ái của con
người bằng các cuộc
thăm viếng. Và hãy sống chứng nhân bằng sự hiện diện đầy tình người của ta, lúc đó Chúa sẽ tiếp tục công việc của Ngài. Bạn biết đấy, thăm viếng còn là tiêu chuẩn để thưởng công hay luận phạt: “Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng”.
Phêrô Vũ Ngọc Tuyến
Ngày 22/12 Bát nhật chuẩn bị Lễ Giáng Sinh
PHÚC ÂM: Lc 1, 46-56
Khi ấy, Maria nói rằng: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những ai kính sợ Chúa. Chúa đã vung cánh tay ra oai
thần lực, dẹp tan những ai lòng trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng, và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không. Chúa săn sóc Israel tôi
tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi, cho Abraham và dòng dõi
Người đến muôn đời!"
Maria ở lại với bà Isave độ ba tháng, đoạn Người trở về nhà mình.
0 comments:
Đăng nhận xét